9 lời không được nói với con cái

9 lời không được nói với con cái

Gia đình

Cùng Gentracofeed tìm hiểu những lời không được nói với con cái trong bài viết dưới đây

Nuôi dạy con đúng cách luôn là vấn đề được các bậc cha mẹ quan tâm. Cha mẹ luôn muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con, tuy nhiên đôi khi những thói quen hàng ngày hay những câu nói tưởng chừng như “không có gì” của cha mẹ cũng khiến trẻ bị tổn thương, gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của trẻ.

Tham khảo: Học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất

09 lời Cha mẹ không được nói với con cái

1. Đánh chết mày

“Con trẻ vốn dĩ khi sinh ra vô cùng lương thiện, nhưng sau đó lại bị “vấy bẩn” bởi môi trường xung quanh và bố mẹ”.

Thật đáng buồn là hiện nay vẫn còn có quá nhiều các bậc phụ huynh nuôi dạy con cái bằng cách đánh chửi. Khi đánh chửi con trẻ, bố mẹ lúc ấy vốn rất tức giận sẽ nói: “Đánh chết mày!”

Câu nói sáo rồng “Đánh chết mày!” sẽ làm giảm mất cái uy của bố mẹ, sẽ chẳng đem lại bất cứ hiệu quả thực tế nào. Vì khi nói câu này thì tức là bố mẹ không có cách nào hay hơn nữa. Câu nói này thực chất chỉ là một câu nói “dọa dẫm”, chẳng hề thực hiện được (Bố mẹ cũng đâu có chuẩn bị thực hiện điều đó), con trẻ chắc chắn sẽ không chấm dứt các hoạt động của mình. phí nâng hạ container tiếng anh

Nhiều khi chúng ta thấy là con cái càng làm cho chúng ta tức giận hơn, đến khi chúng ta không thể không trừng phạt chúng. Mọi hành vi của chúng thực sự khiến cho chúng ta muốn đánh chúng. Hành vi khiêu khích của con trẻ chính là mục đích mà chúng muốn đạt được. Nếu chúng ta thực sự muốn đánh chúng thì như vậy đã trúng kế của chúng mất rồi.

Đồng thời cũng là cách giúp con trẻ đạt được mục đích trả thù. Trong lòng con trẻ sẽ thầm nghĩ, bố mẹ đã đánh con đau như vậy nhưng kiểu gì bố mẹ cũng rất tức giận rồi, như vậy là con hài lòng lắm rồi. Những ông bố, bà mẹ đánh chửi con cái là những ông bố, bà mẹ vô dụng nhất. Nếu bạn không thích đánh con mình, nhưng trong lúc tức giận khó có thể nhẫn nại chịu đựng, thì đánh chửi con cái tức là đã thông báo sự thất bại của bạn. Nếu bạn thích đánh con trẻ đến như vậy thì bạn chính là một người bệnh cần phải được điều trị.

2. Con trẻ mắc tật đái dầm

“Những đối tượng mà con trẻ yêu thương thường là người lớn. Chúng có được sự giúp đỡ về vật chất cần thiết từ những người lớn, chúng mong muốn người lớn thực sự dành cho mình những thứ để mình tự phát triển. Đối với con trẻ, người lớn là những người rất đáng tôn trọng. Miệng của người lớn giống như một suối nước không bao giờ cạn để con trẻ có thể học được rất nhiều từ cần phải học”.

Bà mẹ đang nói chuyện này nọ thì chợt nhớ nhắc đến chuyện con mình “con mình mắc tật đái dầm…” Vừa nói dứt lời thì cậu bé đứng bên đỏ bừng cả mặt, tỏ vẻ tức giận, oán hận.

Đái dầm là một khiếm khuyết về mặt sinh lý của con người. “Đó là một nỗi đau khó nói” nên con trẻ rất nhạy cảm với vấn đề này. Do vậy mà bố mẹ không nên tùy tiện nhắc đến việc này của con trẻ. Bà mẹ này có thể là đã vô tình nhắc đến chuyện đái dầm của con trẻ, nhưng con trẻ lại hiểu nhầm rằng mẹ đang cố tình bêu xấu mình trước mặt mọi người. bút toán kết chuyển thuế gtgt được khấu trừ

Trẻ mắc tật đái dầm là do dây thần kinh chịu trách nhiệm kiểm soát đường tiểu ra chưa phát triển hoàn thiện. Thường thì tật này của con trẻ sẽ hết dần theo độ tuổi lớn lên của chúng. Tuy là tật này chẳng có gì to tát nhưng tâm lý của con trẻ lại cảm thấy rất nặng nề. Chúng cho rằng mình kém cỏi hơn người khác, mình là kẻ bỏ đi và dần dần nảy sinh tâm lý tự ti, không có dũng cảm chơi đùa, kết bạn với mọi người. Nếu con bạn bị tật đái dầm thì bạn cũng không nên lấy làm lạ, chỉ cần chăm chỉ lau chùi nhà, giặt ga giường là đủ rồi.

Bạn cũng cần phải nhớ rằng không nên có bất cứ lời trách móc, than thở nào về tật này của con trẻ, càng không nên rêu rao chuyện ấy ở chỗ đông người. Bạn cần phải giữ tính tự ái của con trẻ thì con trẻ sẽ cảm ơn bạn suốt đời.

3. Con dốt quá

“Trong xã hội này, không phải ai ai cũng được nhìn nhận có giá trị, không phải ai ai cũng được chấp nhận. Sự khen ngợi và chiêm ngưỡng của chúng ta luôn luôn chỉ dành cho một số người mà thôi. Những người này từ khi mới sinh ra đã có được những tính chất được mọi người chú ý. Trong thể chế không được tốt đẹp ấy thì những người làm bố, làm mẹ như chúng ta cần phải biết cân bằng những ảnh hưởng mà thế chế này gây ra”.

Thế nào gọi là dốt? Học cái gì cũng chậm chạp thì gọi là đốt. Học cái biết ngay thì được gọi là thông minh, còn không thông minh thì tức là dốt rồi. Về động tác mà nói thì không nhanh nhẹn tức là dốt, chậm chạp tức là dốt. Cứ suy luận như vậy thì đứa trẻ mới sinh ra là đứa trẻ ngu dốt nhất. Nó chẳng biết cái gì cả, ngay cả ăn cũng chẳng biết nữa là, và cũng chẳng biết nói, không biết đi. Thế thì tại sao chúng ta không nói là chúng ngu dốt nhỉ?

Ngu dốt là một khái niệm được con người quy định khi so sánh người này với người khác. Người ta biết đi còn bạn thì chẳng biết đi, đó là do bạn chậm chạp, chân tay lóng ngóng. Người ta biết nói mà bạn thì chẳng biết nói, đó là do bạn chậm ăn nói. Tại sao các bạn khác thi đều làm đúng cả còn mình thì làm bài toán sai nhỉ?

Thì vẫn là bạn dốt đấy thôi!

Những đứa trẻ khôn rất sợ bị người nói là mình ngu ngốc. Chúng không hiểu tại sao mình thường mắc sai lầm, mặc dù học cái gì cũng rất cố gắng. Có lẽ bao nhiêu năm sau chúng sẽ chứng minh được rằng mình không ngu dốt, nhưng lúc ấy thì lòng chúng như có một tảng đá nặng đè lên. “Con rất dốt!” bố mẹ mà nói câu này ra thì con trẻ còn cảm thấy buồn tủi đến mức nào!

Chúng rất muốn nói: “Con xin lỗi, tại sao con lại dốt như thế nhỉ?”

Là bố, là mẹ không hiểu bạn đã từng nghe người ta nói câu ấy chưa, hoặc là trong lòng bạn cũng đã từng nói với mình như vậy. Nếu bạn biết được sức mạnh của câu nói này thì tại sao bạn lại nhẫn tâm nói với con mình như vậy?

4. Nó đánh con thì tại sao con không đi đánh lại nó

“Nếu như bạn sinh và nuôi dưỡng được cho Tổ quốc và nhân dân những đứa con ưu tú thì bạn đã dựng cho mình một tấm bia bất hủ ở ngay đằng sau.

Nhưng nếu bạn sinh và nuôi dưỡng những đứa con chẳng ra gì, trở thành kẻ ăn bám xã hội thì bạn đã để lại những tội lỗi, nhục nhã”. Xã hội ngày nay đang bước vào thời đại cạnh tranh, chính vì vậy mà bố mẹ cũng không còn chú ý đến cảnh “phải nhường nhịn nhau”. Con cái ra ngoài đánh nhau về nhà thường bị bố mẹ nói cho một trận.

Có người thì hỏi: “Nó đã đánh con chưa?”

– “Đánh rồi ạ”.

– “Nó đánh con rồi thì tại sao con lại không đi đánh nó?”

Bố mẹ đã nhìn nhận dám hay không dám đánh người khác của con trẻ để xem chúng có ý thức cạnh tranh hay không. Giáo dục con trẻ rằng, nếu mà thật thà quá thì dễ bị mọi người ức hiếp, cho nên cần phải ăn miếng trả miếng. Dù sao thì cũng không thể bị thiệt thòi. Với lô-gíc suy nghĩ như vậy thì sẽ có những hành động dạy dỗ.

Người ta đánh mình thì mình phải đánh người khác; người ta vô lý thì mình cũng chẳng cần có lý làm gì; người ta lấy trộm xe đạp của mình thì mình đi lấy trộm xe đạp của người khác; người ta tham nhũng thì bạn cũng sẽ tham nhũng

Đó là một xã hội như thế nào? Như vậy thì tương lai sẽ ra sao? Bạn chuẩn bị cho con mình sống trong một môi trường như vậy sao? Bạn chuẩn bị cho con mình trở thành người “không chịu thiệt thòi” hay sao?

Xem thêm: 10 gợi ý cho mẹ trong việc nuôi dạy con tốt

5. Mẹ xin con đấy

“Những ông bố bà mẹ có tính cách không lành mạnh thì sẽ để lại những dấu ấn trong tâm hồn con trẻ, nhưng đó chính là những sự tổn thương mình đã từng trải qua”.

Các nhà giáo dục cho rằng: Từ nhỏ đến lớn, đa số chúng ta sống cuộc sống trong gia đình có tính mẫu hệ, do vậy, cách giáo dục con trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng lớn bởi thế hệ trước đó. Tức là dạy dỗ con cái hoàn toàn bằng những biện pháp mà bố mẹ trước kia đã dạy mình, thưởng phạt chính là một công cụ giáo dục truyền thống.

Nói đến trừng phạt thì trước kia các cụ cho rằng: “thương thì cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Như vậy, giáo dục truyền thống thường là những đứa trẻ hiếu thuận được lớn lên bằng những chiếc roi. Tuy nhiên, biện pháp giáo dục này đã bị dư luận và xã hội văn minh hiện đại lên án, vứt bỏ. Vì pháp luật không cho phép bố mẹ được đánh con trẻ.

Nói đến thưởng thì hiện nay các bậc phụ huynh thường lấy thưởng ra là biện pháp giáo dục con trẻ. Để con trẻ yên lặng một lát mẹ thường nói: “Con đừng nói nữa, lát nữa mẹ sẽ mua cho con que kem nhé”. Biện pháp này sẽ có hiệu quả ngay lúc ấy nhưng dùng nhiều quá thì sẽ mất thiêng. Thực ra, con trẻ không muốn được hối lộ, không cần phải dùng biện pháp trao đổi để mình trở thành người tốt. Về bản tính thì chúng muốn làm một đứa trẻ ngoan, hành vi tốt của con trẻ được tạo ra khi bản thân chúng bằng lòng. Khi tự giác thì con trẻ mới trở thành người giữ nguyên tắc. Sự trói buộc của pháp luật phải được xây dựng trên cơ sở tôn trọng và hợp tác lẫn nhau. Nếu như con trẻ biết rằng người lớn tôn trọng mình thì chúng sẽ chấp nhận sự lãnh đạo, chỉ huy của người lớn.

Sợ nhất là xảy ra tình trạng sau: Thưởng cũng chẳng ích gì mà phạt cũng chẳng thực hiện được. Con trẻ nhận biết hết được động cơ của người lớn chẳng chịu mềm mà cũng chẳng chịu cứng. E rằng bố mẹ lúc ấy cũng chỉ nói được câu: “Mẹ xin con đấy!”

Nhưng đến câu này mà cũng không thể nói, vì nói câu này rồi thì tức là bố mẹ đã chấp nhận đầu hàng vô điều kiện, từ trong thâm tâm con trẻ sẽ càng coi thường bạn hơn. Như vậy là nền tảng trói buộc của kỷ luật đã bị phá vỡ hoàn toàn.

6. Con cút đi, muốn đi đâu thì đi đó

“Gia đình đáng nhẽ ra là nơi che chở và bảo vệ con trẻ, nhưng sự tổn thương lớn nhất đối với con trẻ chính là do gia đình vô tình gây ra”. Bố mẹ giáo dục con thất bại nên hiện tượng con cái bỏ nhà ra đi không hiếm. Rất nhiều trường hợp cho thấy con trẻ bị ép ra khỏi nhà bởi chính những câu nói của bố mẹ.

Khi nảy sinh xung đột, bố mẹ và con cái đều nói mạnh mà không hề nhượng bộ nhau. Nhiều bậc phụ huynh cứ tận dụng tật ỷ lại nhiều của con trẻ mà động một tí liền đe dọa con cái bằng những câu như bỏ mặc, trút bỏ những tình cảm khó chịu của mình đối với con trẻ. Nhiều đứa trẻ bướng bỉnh đã buộc phải bỏ nhà ra đi chính vì không chịu đựng nổi những lời chế giễu của bố mẹ.

“Mày cút đi, muốn đi đâu thì đi đó”.

Thông điệp cuối cùng của câu nói này của các bậc phụ huynh chính là muốn con trẻ nề nếp hơn. Tất nhiên là đừng nghĩ câu nói này là thật, chỉ nghĩ đó là một câu nói kết thúc cuộc cãi nhau mà thôi. Nhưng con trẻ thì không thế ứng phó nối với điều đó. Tất nhiên là con trẻ không muốn bỏ nhà ra đi, nhưng một khi chúng cúi đầu thì sẽ lộ rõ sự yếu đuối của mình, lẽ nào lại nhục nhã ở lại ngôi nhà này như vậy? Thế thì làm gì còn tự trọng nữa?

Do đó, con trẻ sẽ nổi máu anh hùng “Đi thì đi”. Chính vì vậy mà chúng đã bỏ nhà đi thực sự. Vì vậy, trong bất cứ tình huống nào bố mẹ cũng không nên nói câu này đế kìm kẹp con mình. Con trẻ có sai sót thì phải chỉ ra rõ ràng, cho dù có phê bình con trẻ thì cũng nên đế cho con cảm nhận được sự quan tâm, thân thiết, tình thương yêu bao la của bố mẹ. Từ đó con trẻ sẽ thấy mạnh dạn hơn, tự tin hơn và vươn lên hơn nữa. Nếu không, cho dù con trẻ khuất phục trong chốc lát thì cũng không thể bù đắp nổi sau này.

Những lời không được nói với con cái

7. Con mà khóc nữa là sẽ bị cáo tha đi đó

“Những áp lực và khó khăn trong cuộc sống con trẻ gặp phải sẽ ảnh hưởng đến cả quá trình phát triển sau này của con trẻ”. Bạn biết rồi đó, có một số ông bố, bà mẹ hay lôi sói ra để dọa con trẻ. Kiểu dọa dẫm này cũng giống như là “con mà không ăn thì mẹ sẽ cho ăn mày ăn đấy nhé”, “con mà hư là công an bắt đấy”, “con mà không ngoan là bác sĩ sẽ tiêm đấy”… Bạn cứ dọa dẫm con như vậy thì sẽ gây ảnh hưởng xấu tới tâm lý, cơ thế phát triển lành mạnh của con trẻ.

Con trẻ đang ở trong giai đoạn phát triển nhanh nhất, dọa dẫm sẽ gây áp lực cho tỉnh thần của con trẻ rất nhiều, làm cho thâm tâm của con trẻ bị giằng xé, khiển cho hưng phấn và ức chế mất đi sự cân bằng. Tình trạng như vậy diễn ra lâu thì khả năng điều khiến của trung khu thần kinh sẽ bị giảm sút, hoóc môn và thần kinh thực vật điều hòa không cân bằng, rối loạn chức năng nội tạng dễ làm cho hệ thống tiêu hoá bị bệnh. Dọa dẫm cũng không có lợi cho việc tạo ra phẩm chất cá nhân tốt đẹp của con trẻ. Nếu bố mẹ thường đe dọa con trẻ bằng ma, quỷ, sói… thì sẽ khiến cho con trẻ hình thành phản xạ có điều kiện, thấy sợ hãi với những cái đó, đồng thời tạo thành tính cách nhu nhược, nhút nhát. Đó cũng là lý do tại sao nhiều đứa trẻ hay khóc đêm.

Đe dọa con trẻ sẽ làm cho con trẻ có những khái niệm lệch lạc. Trong mắt chúng, sói, ăn mày, công an, bác sĩ… đều là những gì liên quan đến sự khủng khiếp. Sẽ mất rất nhiều thời gian để uốn nắn được suy nghĩ này của con trẻ. Do đó, bố mẹ không nên đe dọa con cái bừa bãi chỉ vì để mình thảnh thơi.

8. Bố mẹ chẳng tài giỏi gì

“Trong học tập thì nguồn của cải có giá trị duy nhất của bạn chính là thái độ tích cực”, “Bố mẹ chẳng tài giỏi gì…” đó là câu nói cửa miệng của những bậc phụ huynh chẳng ra gì. Họ đã để lộ ra tính tự ti trong khi nói chuyện với con cái. Họ làm như vậy là không thỏa đáng. Những đứa trẻ bị tiêm nhiễm tính tự ti sẽ cho rằng: “bố mẹ mình chẳng ra gì thì mình có thể như thế nào nhỉ?”

Kết quả nghiên cứu của các nhà giáo dục cho thấy, tính tự ti của đa số con trẻ là do bố mẹ. Nếu bố mẹ sống tự tin, lạc quan thì con trẻ cũng sẽ tràn đầy niềm tin đối với tương lai.

Con trẻ luôn theo dõi từng hiện tượng xã hội, chẳng hạn như: nhìn thấy một số người nào đó có quyền lực đặc biệt trong xã hội mà bố mẹ mình lại không có; một số người rất giỏi giang còn bố mẹ mình thì lại an phận thủ thường… và như vậy con trẻ sẽ tỏ ra hoài nghi đối với bố mẹ. Khi ấy, bố mẹ không nên bắt đầu cuộc nói chuyện với con trẻ bằng câu “Bố mẹ chẳng ra gì…” Bạn nên sử dụng quan điểm biện chứng đế ca ngợi những điều tốt và hạ thấp những điều xấu để dẫn dắt con trẻ bước lên con đường thành tài.

An Kim Bảng là người đã giành được huy chương vàng môn toán trong cuộc thi olympic quốc tế lần thứ 38. An sinh ra trong một gia đình nông dân, nghèo khổ ở huyện Võ Thanh, tỉnh Hà Bắc, nhưng cậu lại có một bà mẹ vĩ đại.

Để cho An được học hành, mẹ đã bán đi đàn cừu của gia đình và chạy vạy khắp nơi để vay tiền cho con đi học. Để con không bị đói, bà mẹ còn hàng tháng đi bộ đến chỗ con học đưa thêm lương thực. Dù cuộc sống rất khổ sở nhưng cậu không bao giờ tự ti vì cậy thấy mẹ mình là một bà mẹ anh hùng, không chịu khuất phục trước khó khăn và gian khổ.

9. Bố tốt hay là mẹ tốt

“Trẻ con ngay từ khi sinh ra đã có cảm giác thứ tự. Đó chính là một cảm giác bên trong của con trẻ. Nó có thể phân biệt được mối quan hệ giữa các vật thể, chứ không phải là bản thân các vật thế”. Câu nói này thường là câu nói đùa của các bậc phụ huynh, tuy vậy cũng không nói bừa bãi.

Ngoài bố mẹ thì cô dì chú bác của con trẻ cũng hay đùa như vậy. Họ thường trêu con trẻ là: “Dì tốt hay mẹ con tốt?”

Con trẻ thì không hiểu được điều đó mà thường trả lời rất thật. Như vậy liền có những câu vặn vẹo: “Dì mua cho con bao nhiêu thứ ngon như vậy mà mẹ con vẫn tốt hơn ư?”

Con trẻ suy nghĩ thấy cũng đúng, dì mua đồ ăn cho con, đó là sự thực, mà mẹ con tốt thì cũng là sự thực. Phải trả lời ra sao đây? Hai là không trả lời nhỉ?

Không lâu sau thì con trẻ sẽ biết trả lời: “Ai hỏi mình thì mình trả lời là người đó tốt”. Dần dần, con trẻ còn biết nói những lời nịnh nọt, đi với hòa thượng thì mặc áo cà sa, đi với ma liền mặc áo giấy.

Chúng biết người lớn thích nghe những câu nào, dù sao thì cũng là nịnh người lớn, chỉ là đùa thôi nên cũng chẳng cần phải nói thật

Trên đây là những lời không được nói với con cái. Mong rằng những chia sẻ của Gentracofeed sẽ phần nào giúp các bậc cha mẹ nuôi dạy con tốt hơn.

Xem thêm: Dành cho các bậc cha mẹ có con từ sơ sinh đến 2 tuổi

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *