Hiện này, rất nhiều công ty, xí nghiệp yêu cầu trong hồ sơ phải có bảng mô tả công việc, vị trí của ứng viên, những bản mô tả đó phải thể hiện đầy đủ những thông tin việc làm, kinh nghiệm chuyên môn của bạn.
Để giúp bạn viết được bản mô tả công việc đầy đủ, chính xác, qua bài viết hôm nay Gentracofeed xin chia sẻ đến bạn những thông tin cụ thể, chi tiết nhất về bản mô tả công việc, mời bạn cùng theo dõi.
1. Bản Mô Tả Công Việc Là Gì?
Bản mô tả công việc được hiểu là một tài liệu dùng để liệt kê, mô tả các công việc, nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể của một người khi phải đảm nhận một vị trí công việc nào đó.
Bản mô tả công việc được áp dụng trong rất nhiều trường hợp: Tuyển dụng, phân công công việc, đánh giá công việc,…
Bản mô tả công việc là tài liệu mà người quản lý căn cứ vào đó để giao việc, theo dõi quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ hoặc dùng để tuyển dụng nhân viên, đào tạo và đánh giá kết quả của nhân viên ở một vị trí công việc xác định. Ở những vị trí việc làm khác nhau thì cũng có bản mô tả công việc khác nhau tương ứng.
Bản mô tả công việc cũng là cơ sở để nhân viên có thể nắm được những thông tin cần biết:
– Mục tiêu công việc, chức năng và nhiệm vụ công việc
– Kết quả cần làm
– Quyền hạn và trách nhiệm khi thực hiện công việc, nhiệm vụ
Có thể nói rằng, bản mô tả công việc là một tờ cam kết giữa lãnh đạo và nhân viên, đồng thời là căn cứ để nhân viên nhận thức được nhiệm vụ, chức năng của bản thân trong công việc, từ đó biết cách thực hiện công việc sao cho phù hợp, hiệu quả nhất.
»»» Review Khóa Học Hành Chính Nhân Sự Online Tốt Nhất
2. Nội Dung Cần Có Trong Bảng Mô Tả Công Việc
Mỗi công việc khác nhau sẽ có một bản mô tả công việc khác nhau, tuy nhiên thì hầu hết đều sẽ có những nội dung chính như sau:
– Tên công việc, địa điểm, tên người được tuyển dụng để thực hiện công việc đó,…
– Mô tả nội dung công việc: công việc của từng cá nhân là gì, phương thức để tiến hành công việc, các giai đoạn của công việc. Xác định cụ thể, rõ ràng trách nhiệm và phạm vi của người thực hiện công việc, hướng dẫn thực hiện công việc,…
– Yêu cầu chi tiết: Những kỹ năng cần thiết khi tham gia công việc (về tinh thần, ý thức, kiến thức, trách nhiệm,…), bên cạnh đó là một số điều kiện như về sức khỏe, thời gian, và một số yêu cầu khác tùy thuộc vào mỗi công việc.
– Cuối cùng là nội dung quan trọng nhất, đó là tiêu chuẩn mà nhà tuyển dụng đề ra: nó được xem như là thước đo, tiêu chuẩn để theo dõi, đánh giá tiến độ của công việc được giao.
Trong trường hợp bạn là người viết bản mô tả công việc thì bạn cần xác định được những nội dung như sau:
– Đầu tiên là mục tiêu của công việc: bạn phải xác định rõ vị trí đó đóng vai trò gì cho doanh nghiệp, công ty, từ đó nắm rõ chức năng người đảm nhiệm vị trí đó.
– Thứ hai là chức năng và nhiệm vụ của vị trí công việc
– Thứ ba là quyền hạn và trách nhiệm: Khi đảm nhiệm nhiệm vụ, công việc này sẽ được hưởng những quyền hạn nào như về tài chính, hoạt động, nhân sự, quyền đại diện ký kết quyết định, văn bản. Và bên cạnh đó là trách nhiệm mà công việc này yêu cầu, về tài chính, pháp lý, tài sản, con người liên quan đến quá trình thực hiện công việc.
– Thứ tư là yêu cầu về kiến thức, kỹ năng: đây chỉ là yêu cầu cần thiết tối thiểu đối với vị trí làm việc thực hiện nhiệm vụ, công việc này chứ không phải là bản mô tả năng lực cá nhân. Bao gồm trình độ học vấn, chuyên môn, kiến thức học được, kinh nghiệm tích lũy, thái độ làm việc.
3. Tổng Hợp Bản Mô Tả Công Việc
Trong bảng mô tả công việc của công ty, doanh nghiệp thường sẽ bao gồm: tiêu đề, mở đầu mô tả công việc, các nhiệm vụ chính, yêu cầu, quyền lợi của nhân viên, quy trình tuyển dụng (nêu rõ từng vòng tuyển dụng, hình thức phỏng vấn, địa điểm, thời gian diễn ra cụ thể của từng vòng, phương thức liên lạc).
Tùy vào từng yêu cầu riêng của từng vị trí công việc mà nhà tuyển dụng, doanh nghiệp có thể thêm bớt, chỉnh sửa các chi tiết sao cho phù hợp. Theo một cuộc khảo sát cho thấy, những người viết tốt bản mô tả công việc thì hiệu quả tuyển dụng cũng rất cao, từ đó tăng khả năng tìm ứng viên phù hợp cho công việc, giảm thiểu tình trạng lãng phí thời gian.
Để minh chứng cho những điều trên, sau đây Gentracofeed sẽ liệt kê cho bạn một vài bản mẫu mô tả công việc cụ thể:
*Bản mẫu mô tả công việc kế toán
*Bản mẫu mô tả công việc hành chính nhân sự
*Bản mẫu mô tả công việc nhân viên bán hàng
*Bản mẫu mô tả công việc Telesales
*Bản mẫu mô tả công việc trợ lý giám đốc
*Bản mẫu mô tả công việc lễ tân khách sạn
*Bản mẫu mô tả công việc quản lý kho
*Bản mẫu mô tả công việc chăm sóc khách hàng
Trên đây là tất cả các thông tin về bản mô tả công việc cụ thể, chi tiết nhất mà Gentracofeed cung cấp cho các bạn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, và chúc các bạn luôn thành công trong học tập và cuộc sống.
Xem thêm:
- C&B là gì? Những kiến thức C&B người nhân sự cần biết
- Học Hành Chính Nhân Sự ở đâu tốt nhất Hà Nội và TP.HCM