Chứng chỉ tin học

Chứng Chỉ Tin Học – Những Vấn Đề Cần Lưu Ý

Giáo dục

Trong thời đại 4.0, TIN HỌC là nhân tố vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong mọi mặt lĩnh vực đời sống. Sở hữu các Chứng chỉ tin học cũng tức là bạn đã có thể sử dụng thành thạo máy vi tính và các kỹ năng tin học văn phòng (word, excel, powerpoint) phục vụ cho công việc, chính vì vậy các nhà tuyển dụng thường yêu cầu ứng viên phải có chứng chỉ tin học

Trong bài viết dưới đây Gentracofeed sẽ gửi đến bạn đọc những thông tin quan trọng về các chứng chỉ tin học được sử dụng phổ biến hiện nay 

Những thông tin cần biết về CHỨNG CHỈ TIN HỌC

Chứng chỉ tin học là gì?

Chứng chỉ tin học là một công cụ giúp nhà tuyển dụng, các nhà quản lý cấp cao,… đánh giá trình độ và khả năng tin học của mỗi cá nhân.

Phân loại chứng chỉ tin học:

  • Theo thời hạn: Gồm chứng chỉ tin học có thời hạn và chứng chỉ vô thời hạn.
  • Theo chuyên môn: Gồm chứng chỉ tin học cơ bản và chứng chỉ tin học nâng cao.
  • Theo phạm vi: Gồm Chứng chỉ tin học do nhà nước cấp (chứng chỉ quốc gia) và chứng chỉ tin học do quốc tế cấp (chứng chỉ tin học quốc tế).

»»»»» Review Học Xuất Nhập Khẩu Online Ở Đâu Tốt

Các loại CHỨNG CHỈ TIN HỌC – Kinh nghiệm thi

1. Chứng chỉ tin học theo Thông tư 03/2014/BTTTT

1.1 Chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản (Chứng chỉ tin học cơ bản) 

Chứng chỉ Ứng dụng CNTT cơ bản có chương trình đào tạo gần như tương đương với chứng chỉ tin học A trước đây nhưng được bổ sung thêm nhiều kiến thức chuyên sâu về máy tính và thao tác nền tảng trong Tin học.

Chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản rất cần thiết đối với sinh viên (cần hoàn thiện các văn bằng chứng chỉ để tốt nghiệp, xin việc làm), hoặc công chức, viên chức, cán bộ đang công tác tại các Cơ quan Nhà nước nhằm hoàn thiện hồ sơ kỹ năng sử dụng CNTT theo đúng các tiêu chuẩn do Cơ quan Nhà nước ban hành.

Các phần thi tin học cơ bản được phân thành các MODUL như sau.

– Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản ( bắt buộc)

    • Modul kỹ năng 01: Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản
    • Modul kỹ năng 02 : Sử dụng máy tính cơ bản
    • Modul kỹ năng 03 : Xử lý văn bản cơ bản
    • Modul kỹ năng 04 : Sử dụng bảng tính cơ bản
    • Modul kỹ năng 05 : Sử dụng trình chiếu cơ bản
    • Modul kỹ năng 06 : Sử dụng internet cơ bản

1.2 Chứng chỉ ứng dụng CNTT nâng cao

Bạn sẽ được cấp chứng chỉ ứng dụng CNTT nâng cao nếu bạn đã vượt qua kì thi cấp chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản và hoàn thành 3 trong 9 mô đun nâng cao.

Để thi được chứng chỉ ứng dụng CNTT nâng cao đòi hỏi bạn phải nắm vững kiến thức tin học chuyên sâu. 

Các phần thi tin học nâng cao được phân thành các MODUL như sau:

– Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin nâng cao (tự chọn)

    • Modul kỹ năng 07 : Xử lý văn bản nâng cao
    • Modul kỹ năng 08: Sử dụng bảng tính nâng cao
    • Modul kỹ năng 09: Sử dụng trình chiếu nâng cao
    • Modul kỹ năng 10: Sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu
    • Modul kỹ năng 11: Thiết kế đồ họa 2 chiều
    • Modul kỹ năng 12: Biên tập ảnh
    • Modul kỹ năng 13: Biên tập trang thông tin điện tử
    • Modul kỹ năng 14: An toàn, bảo mật thông tin
    • Modul kỹ năng 15 : Sử dụng phần mềm kế hoạch dự án

Tham khảo: Học tin học văn phòng ở đâu chất lượng tốt nhất

2. Chứng chỉ tin học QUỐC TẾ

2.1 Chứng chỉ tin học MOS

Chứng chỉ MOS

Chứng chỉ tin học MOS (Viết tắt từ cụm từ Microsoft Office Specialist) là bài thi đánh giá kỹ năng tin học văn phòng được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới với hơn 1 triệu bài thi được tổ chức hàng năm. Bài thi MOS được sáng tạo bởi Microsoft và triển khai bởi Certiport (Hoa Kỳ)

MOS là chứng chỉ duy nhất xác nhận kỹ năng sử dụng phần mềm tin học văn phòng Microsoft Office và do Microsoft trực tiếp cấp chứng chỉ.

Chứng chỉ Tin học văn phòng chuẩn Quốc tế MOS là Vô Thời Hạn.

– Các cấp độ của chứng chỉ MOS:

  • Specialist: Chứng nhận kỹ năng cơ bản trong các sản phẩm Microsoft Office: Word, Excel, PowerPoint, Access, Outlook.
  • Expert: Chứng nhận kỹ năng cao cấp trong Microsoft Word và Microsoft Excel.
  • Master: Chứng nhận kỹ năng tổng thể toàn diện cao cấp nhất trong sử dụng Microsoft Office.

Yêu cầu 4 bài thi: Word Expert, Excel Expert, PowerPoint và một trong 2 bài thi: Outlook hoặc Access.

Chứng chỉ MOS ngày càng trở lên quan trọng quan trọng bởi MOS giúp chứng nhận kỹ năng Tin học Văn phòng chuẩn Quốc tế. Sở hữu chứng chỉ MOS sẽ đem lại nhiều lợi ích cho bạn trong học tập, sự nghiệp và những vấn đề khác trong cuộc sống.

Lợi ích khi sở hữu chứng chỉ MOS

Chứng chỉ MOS là chứng chỉ tin học quốc tế phổ biến nhất hiện nay. Chứng chỉ này không chỉ có giá trị cao tại Việt Nam mà còn được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới. Sở hữu chứng chỉ tin học văn phòng MOS sẽ mang lại cho bạn những lợi ích sau:

– Lợi thế hơn khi xin việc, ứng tuyển và tăng khả năng cạnh tranh khi đi ứng tuyển

– Mang lại cơ hội nghề nghiệp, phát triền và thăng tiến trong sự nghiệp

– Thành thạo kỹ năng tin học văn phòng giúp tăng năng xuất và hiệu quả làm việc

– Hỗ trợ đánh giá năng lực nhân viên, chất lượng lao động cho doanh nghiệp

2.2 Chứng chỉ tin học IC3

Chứng chỉ tin học IC3

Chứng chỉ tin học IC3 (viết tắt từ cụm từ Digital Literacy Certification) là chứng nhận Quốc tế về sử dụng máy tính và Internet do Tổ chức Tin học thế giới Certiport (Hoa Kỳ) cấp.

Chứng chỉ IC3 phản ánh đầy đủ kỹ năng nền tảng cần thiết giúp thành công trong hầu hết các lĩnh vực học tập, nghề nghiệp và xã hội đòi hỏi sử dụng máy tính và các ứng dụng Internet.

Chứng chỉ IC3 có hai phiên bản:

  • IC3 GS3
  • IC3 GS4. (GS4 là phiên bản bài thi ra đời sau, cập nhật hơn nhưng không phải phiên bản nâng cấp)

​Chứng chỉ tin học Quốc tế IC3 là vô thời hạn.

IC3 không chỉ là chứng chỉ tin học dành cho những người chuyên về CNTT, mà còn được sử dụng rộng rãi đối với những người có nhu cầu tiếp xúc và sử dụng Internet. Đó có thể là học sinh phổ thông hay sinh viên đại học, giáo viên, kế toán văn phòng, công chức viên chức, người đang đi làm hay trong quá trình tìm việc làm,…

Tại Việt Nam IC3 đang trở thành xu hướng rõ nét khi các khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp hay tổ chức làm tiêu chuẩn đánh giá nhân viên và xem xét đề bạt.

Giải đáp những câu hỏi liên quan đến Chứng chỉ tin học

1. Chứng chỉ tin học A B C có còn giá trị không?

Dựa theo Thông tư liên tịch 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT của Bộ giáo dục và Đào tạo với Bộ Thông Tin Truyền Thông thì bắt đầu từ ngày Thông tư liên tịch có hiệu lực (ngày 10/8/2016) thì chứng chỉ tin học A B C sẽ không còn giá trị.

Thay vào đó sẽ triển khai đào tạo, thi và cấp chứng chỉ ứng dụng CNTT theo Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT

2. Chứng chỉ tin học thi công chức là loại nào?

+ Chứng chỉ ứng dụng CNTT Cơ bản là cần thiết đối với sinh viên (cần hoàn thiện các văn bằng chứng chỉ để tốt nghiệp, xin việc làm) hoặc viên chức, cán bộ đang công tác tại các Cơ quan Nhà nước nhằm hoàn thiện hồ sơ kỹ năng sử dụng CNTT theo đúng các tiêu chuẩn do Cơ quan Nhà nước ban hành.

3. Nên học thi chứng chỉ tin học văn phòng MOS, IC3 hay chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản và nâng cao?

Theo Công văn số 2819/BTTTT-CNTT ban hành ngày 31/8/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông có quy định về việc công nhận bài thi IC3 đáp ứng yêu cầu về chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản và bài thi MOS đáp ứng yêu cầu về chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT nâng cao.

Tùy theo yêu cầu của trường học, cơ quan/doanh nghiệp tuyển dụng, làm việc mà có quyết định chọn thi các chứng chỉ tin học cho phù hợp.

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *