Ứng xử với ngôn ngữ @

Ứng xử với Ngôn ngữ @

Xã hội

Khoảng vài năm trở lại đây, có một trào lưu sử dụng tiếng Việt “không chính thống” mà tác giả của nó phần lớn là tầng lớp Học sinh, Sinh viên. “Ngôn ngữ @” là cụm từ được tạm dùng để chỉ những hiện tượng ngôn ngữ khác lạ mà các bạn trẻ tạo ra trên các sân chơi của mình khi nhắn tin, chuyện phiếm, nhằm mục đích tạo ra những biến thể văn tự mới (so với chữ Quốc ngữ hiện hành) và những biến thể từ ngữ mới (so với tiếng Việt phổ thông) mang dấu ấn của bạn trẻ, lạ tai, lạ mắt.

>>Xem thêm: Sức mạnh của ngôn từ

Nên ứng xử với Ngôn ngữ @ như thế nào?

Ứng xử với ngôn ngữ @

Là sinh viên, có lẽ bạn đã tiếp xúc, đã nghe, và đã dùng cái gọi là ngôn ngữ trẻ này. Có lúc dùng nó bạn thấy hay hay, vui vui phải không?

Có lúc nhờ rút bớt ký tự mà bạn có thể nhắn tin nhanh hơn. Nhưng cũng có lúc bạn hơi nhăn mặt, nhíu mày khi nghe cụm từ thành ngữ cải biên chỉ dựa trên sự kết hợp âm thanh, đọc lên nghe có vẻ có điệu chứ hoàn toàn vô nghĩa, và bạn không hào hứng dùng nó, nếu không nói là khó chịu

Hiện tượng này nhận được những phản ứng rất khác nhau từ phía xã hội:

Bạn xếp mình vào nhóm thái độ nào? Hay là bạn có ý kiến khác với cả ba nhóm trên?

Theo chúng tôi, cả ba thái độ trên đều không thỏa đáng. Rõ ràng từ phương diện ngôn ngữ thì đây là một hiện tượng đáng chú ý và không nên có cái nhìn cực đoan.

Một người khôn ngoan luôn biết cân nhắc cẩn trọng khi nói, khi làm bất cứ điều gì. Bạn không cần phải ngoảnh mặt quay lưng với ngôn ngữ @ mà chúng ta vẫn dùng khi nhắn tin hay trò chuyện. Bạn nên biết để có thể nhập cuộc và “giải mã” khi cần. Nhưng không ai có quyền ngăn bạn lựa chọn khi sử dụng cụm từ này mà không phải cụm từ kia, một khi bạn thấy rõ tính đúng đắn và phù hợp của nó trong bối cảnh giao tiếp.

Bạn hãy cẩn thận khi thói quen nhắn tin cho bạn bè có thể sẽ lan sang những tin nhắn cho những đối tượng khác (bố mẹ, thầy cô, người lớn tuổi, sơ giao…) vốn đòi hỏi một thái độ nghiêm túc, lễ độ trong từng câu chữ. Và bạn chẳng dại gì khiến cho bài viết hay lời phát biểu của mình trở lên thiếu nghiêm túc, bỡn cợt, bằng cách sử dụng loại ngôn ngữ đang được xem là hợp thời đó. Như vậy thật không hay chút nào.

Hãy khôn ngoan khi lựa chọn phương tiện ngôn ngữ (lời nói, chữ viết) để phục vụ cho hoạt động giao tiếp của bạn. Các phương tiện ấy sẽ đạt được hiệu quả cao nhất khi bạn đặt nó vào đúng bối cảnh giao tiếp, đúng đối tượng giao tiếp, và đúng mục đích giao tiếp. học xuất nhập khẩu chuyên sâu

Nếu cho rằng một vốn từ phong phú sẽ giúp bạn có được kết quả học tập tốt thì bạn đã đúng. Trong tất cả mọi lĩnh vực nghề nghiệp và cuộc sống, những người thành công luôn là những người biết sử dụng và khai thác tối đa sức mạnh của ngôn từ. Đó là lý do vì sao trong bài kiểm tra chỉ số thông minh luôn có một phần để kiểm tra trình độ ngôn ngữ.

Những sinh viên giỏi đều đồng ý rằng việc sử dụng tốt ngôn từ, cộng với khả năng biểu đạt linh hoạt, đa dạng sẽ hỗ trợ rất tốt cho quá trình học, vì các môn với hình thức thuyết trình chiếm phần lớn chương trình học.

Chúng ta có nhiều cách khác nhau để nâng cao khả năng sử dụng ngôn từ.

  • Sử dụng từ điển tiếng Việt
  • Đọc sách để mở rộng kiến thức và vốn từ

Trên đây là những quan điểm của Gentracofeed về ngôn ngữ @. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

Xem thêm: Đối mặt với sự phản đối từ người khác

5/5 - (2 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *