Những năm gần đây nhiều tập đoàn kinh tế trong nước và đa quốc gia đã hình thành, phát triển, góp phần làm tăng trưởng nền kinh tế thế giới. Bài viết sau Gentracofeed chia sẻ đến bạn đọc về khái niệm Tập đoàn kinh tế là gì? Các tập đoàn kinh tế lớn tại Việt Nam.
1. Khái niệm tập đoàn kinh tế là gì?
– Tập đoàn kinh tế tiếng anh là gì?
Tập đoàn kinh tế trong tiếng Anh là Economic Group, là một tổ tập hợp quy mô lớn, thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực trên cơ sở liên kết hình thành từ hoạt động đầu tư, góp vốn, sáp nhập, mua lại, tổ chức lại, các liên kết kinh doanh nhằm tích tụ, tập trung nguồn lực để tăng khả năng cạnh tranh, tối đa hoá lợi nhuận.
Ví dụ về tập đoàn kinh tế
- Tập đoàn Vingroup.
- Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel.
- Tập đoàn ô tô Trường Hải.
- Tập đoàn sữa Việt Nam Vinamilk.
2. Đặc điểm của tập đoàn kinh tế là gì?
- Có phạm vi hoạt động lớn trong một hoặc nhiều quốc gia;
- Có quy mô lớn về nguồn vốn, nhân lực và doanh số hoạt động;
- Có hình thức sở hữu hỗn hợp, trong đó có một chủ thể đóng vai trò chi phối;
- Cơ cấu tổ chức phức tạp;
- Hoạt động đa ngành nghề, đa lĩnh vực nhưng thường có một ngành nghề chủ đạo.
3. Cơ cấu tổ chức tập đoàn kinh tế
Tập đoàn kinh tế gồm công ty mẹ và các công ty con và các công ty thành viên khác. Mục đích của sự liên kết trong mô hình tập đoàn kinh tế, tổng công ty là nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, tăng khả năng cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận của các doanh nghiệp.
Trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty mẹ sở hữu đa số vốn cổ phần của các công ty con, chi phối các công ty con về mặt tài chính và chiến lược phát triển. Như vậy, sở hữu vốn của tập đoàn kinh tế, tổng công ty là sở hữu hỗn hợp nhưng có một chủ sở hữu lớn có quyền chi phối đó là công ty mẹ.
Tập đoàn kinh tế, tổng công ty có hai hình thức, đó là: tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước và tập đoàn kinh tế, tổng công ty tư nhân.
3.1. Tập đoàn kinh tế nhà nước
Tập đoàn kinh tế nhà nước là gì?
Tập đoàn kinh tế nhà nước là nhóm công ty có quy mô lớn liên kết dưới hình thức công ty mẹ – công ty con và các hình thức khác, tạo thành tổ hợp các doanh nghiệp gắn bó chặt chẽ và lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác.
Trong đó, công ty mẹ là doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc giữ quyền chi phối theo quyết định của thủ tướng chính phủ; công ty con của doanh nghiệp cấp I là các doanh nghiệp do doanh nghiệp cấp I giữ quyền chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một hoặc hai thành viên trở lên, tổng công ty theo hình thức công ty mẹ – công ty con, công ty liên doanh, công ty con ở nước ngoài, công ty con của doanh nghiệp cấp II và các cấp tiếp theo; các doanh nghiệp liên kết của tập đoàn.
3.2. Tập đoàn kinh tế tư nhân
Tập đoàn kinh tế tư nhân là gì?
Tập đoàn kinh tế tư nhân được hình thành bằng chính sự tăng trưởng quy mô và mở rộng phạm vi hoạt động của chính các doanh nghiệp. Việc hình thành tập đoàn hoàn toàn là do nhu cầu và nội lực của doanh nghiệp và không có bất cứ một quyết định chuyển đổi hay sắp xếp hành chính nào.Tập đoàn có thể nắm giữ 100% vốn hoặc giữ cổ phần, vốn góp chi phối tại các công ty con.
Trong tập đoàn kinh tế tư nhân, công ty mẹ được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn. Công ty con được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn theo quy định của luật doanh nghiệp hoặc của pháp luật liên quan.
Công ty mẹ, công ty con và các công ty khác hợp thành tập đoàn kinh tế có các quyền, nghĩa vụ, cơ cấu tổ chức quản lý và hoạt động phù hợp với hình thức tổ chức doanh nghiệp theo quy định của luật doanh nghiệp pháp luật liên quan và điều lệ công ty.
Tổng công ty là nhóm công ty, bao gồm các công ty mẹ, các doanh nghiệp thành viên và công ty liên kết; đáp ứng các điều kiện quy định của pháp luật có ngành, lĩnh vực kinh doanh chính thuộc một trong những ngành, lĩnh vực sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ quan trọng tạo nền tảng cho phát triển ngành hoặc vùng lãnh thổ; tạo động lực nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và ngành hoặc vùng lãnh thổ. Thủ tướng Chính phủ quy định những ngành, lĩnh vực kinh doanh được xem xét thành lập tổng công ty trong từng thời kỳ.
4. Mô hình tập đoàn kinh tế ở Việt Nam
4.1. Đặc điểm của tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam
Các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam được hình thành chủ yếu từ việc chuyển đổi và tổ chức lại các tổng công ty nhà nước theo quyết định của Chính phủ. Hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con; phạm vi hoạt động của tập đoàn kinh tế nhà nước được mở rộng không chỉ ở trong nước mà cả ở nước ngoài.
Theo Nghị định số 139/2007/NĐ-CP, Nghị định số 141/2007/NĐ-CP hạt nhân của tập đoàn là công ty mẹ và xoay quanh nó là các công ty thành viên. Nhưng trong khi các công ty thành viên có tư cách pháp nhân thì công ty mẹ lại không có tư cách pháp nhân, nên việc quy định một khung khổ pháp lý tổ chức của một nhóm công ty trong bối cảnh doanh nghiệp được quyền tự quyết về các mối liên hệ có thể trở thành khiên cưỡng, thậm chí có thể kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp.
Là một trong những công cụ điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ, các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hoạt động trong những ngành kinh tế mũi nhọn, những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế theo mục tiêu, chiến lược phát triển của từng tập đoàn mà tư nhân và các thành phần kinh tế khác khó có thể thực hiện được do hạn chế về năng lực tài chính hoặc kinh nghiệm quản lý.
Quan hệ nội tại của tập đoàn kinh tế nhà nước được thiết kế theo mô hình công ty mẹ – công ty con với ba cấp. Công ty mẹ là doanh nghiệp do Nhà nước giữ 100% vốn hoặc giữ quyền chi phối theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Công ty con của doanh nghiệp cấp I là các doanh nghiệp do doanh nghiệp cấp I giữ quyền chi phối; được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một hoặc hai thành viên trở lên, tổng công ty theo hình thức công ty mẹ – công ty con, công ty liên doanh, công ty con ở nước ngoài; Công ty con của doanh nghiệp cấp II là các doanh nghiệp do doanh nghiệp cấp II giữ quyền chi phối.
Hoạt động quản lý, giám sát đối với tập đoàn kinh tế nhà nước được thực hiện theo các phương thức: thông qua chế độ báo cáo của hội đồng quản trị công ty mẹ; thông qua thực hiện kiểm toán tại công ty mẹ và các đơn vị thành viên; thông qua thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất của công ty mẹ; thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá của các cơ quan theo quy định của pháp luật.
Quan hệ giữa tập đoàn với bộ, ngành và Chính phủ: Nhà nước là chủ sở hữu của các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam. Chính phủ thống nhất thực hiện quyền của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty mẹ và đối với phần vốn nhà nước tại các tập đoàn kinh tế nhà nước; Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập công ty mẹ, quyết định tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu công ty mẹ theo đề nghị của bộ quản lý ngành và ý kiến của các bộ, ngành có liên quan…
3.2. Vai trò của tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam
– Là công cụ hữu hiệu điều tiết vĩ mô nền kinh tế, tạo nên sức mạnh kinh tế quốc gia
Trong nền kinh tế nhiều thành phần, các tập đoàn kinh tế nhà nước nắm giữ các lĩnh vực, ngành nghề quan trọng, giữ vai trò trụ cột của nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế theo định hướng của Đảng và Nhà nước.
Tập đoàn kinh tế nhà nước còn là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của kinh tế quốc dân. Các tập đoàn kinh tế không chỉ mang lại lợi ích kinh tế lớn cho đất nước về các mặt như: góp phần quan trọng vào tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước, đóng góp không nhỏ vào nguồn thuế, tạo nguồn thu ngoại tệ và nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, hạn chế nhập siêu, tạo nên sức mạnh cho nền kinh tế góp phần đẩy nhanh tốc độ CNH, HĐH đất nước… mà còn là trụ cột kinh tế, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống cho nhân dân, góp phần giải quyết vấn đề an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh..
– Thực hiện các nhiệm vụ chính trị – xã hội mà Nhà nước giao
Do có nhiều lĩnh vực, ngành nghề không hấp dẫn các nhà đầu tư vì ít lợi nhuận, lâu thu hồi vốn nên các doanh nghiệp tư nhân không muốn tham gia sản xuất, kinh doanh hoặc việc kinh doanh lệ thuộc rất lớn vào điều kiện thiên nhiên và kết cấu hạ tầng nên Nhà nước thành lập và giao cho các tập đoàn kinh tế nhà nước nhiệm vụ tiến hành các hoạt động công ích nhằm thực hiện mục tiêu chính trị – xã hội của Nhà nước.
Thực tế ở nước ta cho thấy, tập đoàn kinh tế nhà nước chính là lực lượng quan trọng của Nhà nước đảm nhận sản xuất, kinh doanh nhiều mặt hàng thiết yếu nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân, góp phần quan trọng trong việc bảo đảm an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc và khẳng định chủ quyền quốc gia, bảo vệ môi trường sinh thái…
– Làm gia tăng sức mạnh cạnh tranh của cả tập đoàn và công ty thành viên
Thực tế ở nước ta, mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước là mô hình liên kết kinh tế tiên tiến và có sức mạnh nhất. Với đặc điểm là mô hình có quy mô lớn, nguồn lao động dồi dào, thị trường và công nghệ vượt trội, các tập đoàn kinh tế nhà nước có một vị thế khác biệt so với các doanh nghiệp kinh doanh cùng loại.
Điểm quan trọng đầu tiên quyết định sự liên kết, hợp tác giữa các công ty trong mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước là lợi ích. Bởi lẽ, đối với mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước lợi ích đến với cả tập đoàn kinh tế và cả công ty thành viên.
Các công ty thành viên trong tập đoàn kinh tế nhà nước luôn được sự hỗ trợ phát triển thông qua thương hiệu của tập đoàn: hỗ trợ về vốn, công nghệ, hoạt động đào tạo quản lý, lao động… Những hỗ trợ đó sẽ tạo ra điều kiện và động lực, môi trường thuận lợi giúp các doanh nghiệp thành viên của tập đoàn kinh tế nhà nước phát triển nhanh và bền vững, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của cả tập đoàn kinh tế nhà nước nhằm tạo ra sức mạnh kinh tế – xã hội của quốc gia.
– Tổ chức kinh doanh, mang lại lợi nhuận thích đáng cho Nhà nước
Với mục tiêu kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường, các tập đoàn kinh tế nhà nước phải khai thác nguồn vốn nhà nước nhằm tạo ra lợi nhuận bổ sung cho ngân sách nhà nước, đồng thời, tạo ra việc làm và thu nhập hợp pháp nhằm nâng cao đời sống về mọi mặt của người lao động.
Hơn nữa, các tập đoàn kinh tế nhà nước với ưu thế về quy mô và kết hợp được các ưu thế của phân công lao động, chuyên môn hóa với hợp tác hóa trong sản xuất, kinh doanh nên tránh được sản xuất trùng lặp và nâng cao hiệu quả sử dụng công suất máy móc, thiết bị nhằm đem lại hiệu quả kinh tế – xã hội cao v.v..
5. Các tập đoàn kinh tế lớn nhất Việt Nam
5.1. Tập đoàn Vingroup
Tập đoàn Vingroup tiền thân là tập đoàn Technocom. Năm 2000, Technocom trở về Việt Nam với mong muốn đóng góp để phát triển kinh tế nước nhà. Vingroup nằm trong các tập đoàn lớn tại Việt Nam mà hầu như ai cũng biết đến. Vingroup nằm trong các doanh nghiệp lớn nhất tại Việt Nam mà hầu như ai cũng biết đến. Vingroup đã tập trung phát triển hệ sinh thái gồm 6 lĩnh vực cốt lõi: Bất động sản (Vinhomes; Vincom Office); Bán lẻ ; Du lịch nghỉ dưỡng – vui chơi giải trí (Vinpearl và Vinpearl Land); Y tế với thương hiệu Vinmec; Giáo dục với thương hiệu Vinschool.
5.2. Tập đoàn Công nghiệp – viễn thông quân đội (Viettel)
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) là một tập đoàn viễn thông và công nghệ Việt Nam. Sản phẩm nổi bật nhất của Viettel là mạng di động Viettel và Viettel Telecom hiện đang là nhà mạng giữ thị phần lớn nhất trên thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam.
Năm 2019, Viettel đã lọt vào danh sách Top 15 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về số thuê bao và cũng đồng thời lọt Top 40 công ty viễn thông có doanh thu cao nhất thế giới.
Về lĩnh vực kinh doanh, tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội kinh doanh đa dạng các lĩnh vực, tiêu biểu là: cung cấp sản phẩm, dịch vụ viễn thông, truyền hình, truyền thông đa phương tiện; hoạt động thương mại, bưu chính, chuyển phát,…
5.3. Công ty cổ phần FPT
FPT là tập đoàn kinh tế thuộc top đầu, một trong những doanh nghiệp lớn nhất tại Việt Nam. Với lĩnh vực chính là cung cấp các dịch vụ liên quan tới CNTT. Đây là công ty chuyên nghiệp về lĩnh vực gia công phần mềm lớn nhất hiện nay. Bên cạnh đó, FPT cũng đã có chi nhánh tại hơn 19 quốc gia trên khắp thế giới.
5.4. Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Tập đoàn Điện lực Việt Nam được thành lập với sứ mệnh đảm bảo cung cấp kịp thời và đủ sản lượng điện theo nhu cầu của Hệ thống điện quốc gia với chất lượng điện năng và độ ổn định cao. Nâng cao năng lực quản lý, điều hành của công ty nhằm đạt được mục tiêu ‘An toàn – Hiệu quả – Chất lượng – Liên tục’ là tôn chỉ hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Ngành, nghề kinh doanh chính:
– Sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng; chỉ huy điều hành hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối và phân bổ điện năng trong hệ thống điện quốc gia.– Xuất nhập khẩu điện năng.
– Đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện.
– Quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện, cơ khí, điều khiển, tự động hoá thuộc dây chuyền sản xuất, truyền tải và phân phối điện, công trình điện; thí nghiệm điện.
– Tư vấn quản lý dự án, tư vấn khảo sát thiết kế, tư vấn thẩm tra và giám sát thi công công trình nguồn điện, các công trình đường dây và trạm biến áp.
5.5. Tập đoàn dầu khí Việt Nam
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là đơn vị nòng cốt, chủ lực của ngành dầu khí; là trụ cột, đầu tàu dẫn dắt các lĩnh vực kinh tế khác phát triển; đóng góp những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển Tổ quốc. Tập đoàn có đội ngũ lao động hùng hậu với số lượng gần 60.000 người, có trình độ cao, làm chủ các hoạt động dầu khí ở trong nước và ngoài nước.
6. Các quy định về tập đoàn kinh tế
Điều kiện để trở thành Tập đoàn kinh tế:
6.1. Với doanh nghiệp đã hoạt động
Điều kiện để trở thành tập đoàn kinh tế được quy định chi tiết trong Nghị định 69/2014/NĐ-CP về tập đoàn kinh tế Nhà nước và tổng công ty Nhà nước của Chính phủ, Chính phủ chỉ xem xét lựa chọn Tổng công ty làm nòng cốt hình thành tập đoàn kinh tế và thành lập mới các tập đoàn kinh tế, tổng công ty khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Nghị định này. Cụ thể:
- Kinh doanh có lãi trong 3 năm liên tiếp liền kề trước năm được lựa chọn;
- Tình hình tài chính được chủ sở hữu đánh giá ở mức độ bảo đảm an toàn;
- Trình độ nguồn nhân lực và năng suất lao động cao hơn mức trung bình của các doanh nghiệp khác hoạt động trong cùng ngành, lĩnh vực hoạt động;
- Trình độ trang thiết bị, công nghệ ở mức tiên tiến; quản lý hiện đại;
- Quản lý có hiệu quả cổ phần, phần vốn góp tại các doanh nghiệp khác;
- Hoạt động trong phạm vi toàn quốc và ở nước ngoài.
6.2. Với tập đoàn thành lập mới
Tập đoàn kinh tế dự kiến được thành lập phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Có ngành, lĩnh vực kinh doanh chính thuộc ngành, lĩnh vực sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ đặc biệt quan trọng trong bảo đảm an ninh quốc gia về kinh tế; tạo nền tảng về hạ tầng kinh tế quốc gia; tạo động lực nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Thủ tướng Chính phủ quy định các ngành, lĩnh vực kinh doanh được xem xét thành lập tập đoàn kinh tế trong từng thời kỳ.
– Công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế phải đáp ứng các điều kiện sau: Vốn điều lệ của công ty mẹ không thấp hơn 10.000 tỷ đồng. Trường hợp công ty mẹ được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì phần vốn nhà nước phải chiếm tối thiểu 75% vốn điều lệ của công ty mẹ.
– Công ty mẹ phải có nguồn nhân lực đủ trình độ, kinh nghiệm và khả năng kinh doanh ngành nghề chính và các ngành nghề có liên quan; quản lý vốn đầu tư và quản trị điều hành, phối hợp hoạt động các công ty con, công ty liên kết.
– Tập đoàn kinh tế phải có tối thiểu 50% số công ty con hoạt động trong những khâu, công đoạn then chốt trong ngành, lĩnh vực kinh doanh chính và tổng giá trị cổ phần, phần vốn góp của công ty mẹ tại các công ty con này tối thiểu bằng 60% tổng nguồn vốn đầu tư của công ty mẹ tại các công ty con, công ty liên kết.
– Công ty con do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ phải là những công ty được thành lập để phát triển, nắm giữ các bí quyết công nghệ phục vụ trực tiếp việc thực hiện các nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh chính của công ty mẹ.
7. So sánh tập đoàn kinh tế và tổng công ty
Theo quy định tại Nghị định số 69/2014/NĐ-CP, tập đoàn kinh tế là nhóm công ty, gồm công ty mẹ, các doanh nghiệp thành viên và công ty liên kết. Còn tổng công ty là nhóm công ty, gồm công ty mẹ, các doanh nghiệp thành viên và công ty liên kết.
Tập đoàn kinh tế, tổng công ty có không quá ba cấp doanh nghiệp và cơ cấu như sau:
– Công ty mẹ (doanh nghiệp cấp I) là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc giữ quyền chi phối. Công ty mẹ được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu hoặc công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước; giữ vai trò hạt nhân lãnh đạo, chi phối các doanh nghiệp thành viên trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty.
– Công ty con của doanh nghiệp cấp I (doanh nghiệp cấp II) là doanh nghiệp do công ty mẹ nắm quyền chi phối. Doanh nghiệp cấp II được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trong trường hợp công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên trong trường hợp công ty mẹ nắm quyền chi phối.
– Công ty con của doanh nghiệp cấp II (doanh nghiệp cấp III) là doanh nghiệp do doanh nghiệp cấp II nắm quyền chi phối. Doanh nghiệp cấp III được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trong trường hợp doanh nghiệp cấp II nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên trong trường hợp doanh nghiệp cấp II nắm quyền chi phối.
– Công ty liên kết là công ty có cổ phần, vốn góp dưới mức chi phối của công ty mẹ và công ty con; công ty không có vốn góp của công ty mẹ và công ty con, tự nguyện tham gia liên kết dưới hình thức hợp đồng liên kết và có mối quan hệ gắn bó lâu dài về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường, các dịch vụ khác với công ty mẹ hoặc công ty con trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty. Công ty liên kết được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Nghị định nêu rõ, tập đoàn kinh tế, tổng công ty thành lập theo các hình thức sau: Sáp nhập hoặc hợp nhất doanh nghiệp; mua lại cổ phần hoặc phần vốn góp; đầu tư, góp vốn bằng tài sản hữu hình hoặc vô hình; các hình thức liên kết khác do các doanh nghiệp tự thỏa thuận, không trái các quy định pháp luật.
Chính phủ chỉ xem xét lựa chọn tổng công ty làm nòng cốt hình thành tập đoàn kinh tế và thành lập mới các tập đoàn kinh tế, tổng công ty khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định.
Cụ thể, tổng công ty nhà nước được lựa chọn làm nòng cốt hình thành tập đoàn kinh tế phải đáp ứng đầy đủ 6 điều kiện sau: 1- Kinh doanh có lãi trong ba 3 năm liên tiếp liền kề trước năm được lựa chọn; 2- Tình hình tài chính được chủ sở hữu đánh giá ở mức độ bảo đảm an toàn; 3- Trình độ nguồn nhân lực và năng suất lao động cao hơn mức trung bình của các doanh nghiệp khác hoạt động trong cùng ngành, lĩnh vực hoạt động; 4- Trình độ trang thiết bị, công nghệ ở mức tiên tiến; quản lý hiện đại; 5- Quản lý có hiệu quả cổ phần, phần vốn góp tại các doanh nghiệp khác; 6- Hoạt động trong phạm vi toàn quốc và ở nước ngoài.
Tập đoàn kinh tế dự kiến được thành lập phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Có ngành, lĩnh vực kinh doanh chính thuộc ngành, lĩnh vực sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ đặc biệt quan trọng trong bảo đảm an ninh quốc gia về kinh tế; tạo nền tảng về hạ tầng kinh tế quốc gia; tạo động lực nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Thủ tướng Chính phủ quy định các ngành, lĩnh vực kinh doanh được xem xét thành lập tập đoàn kinh tế trong từng thời kỳ.
+ Công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Vốn điều lệ của công ty mẹ không thấp hơn 10.000 tỷ đồng. Trường hợp công ty mẹ được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì phần vốn nhà nước phải chiếm tối thiểu 75% vốn điều lệ của công ty mẹ. Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đối với trường hợp mức vốn điều lệ hoặc tỷ lệ vốn nhà nước trên vốn điều lệ của công ty mẹ thấp hơn mức quy định này.
– Có nguồn nhân lực đủ trình độ, kinh nghiệm và khả năng kinh doanh ngành nghề chính và các ngành nghề có liên quan; quản lý vốn đầu tư và quản trị điều hành, phối hợp hoạt động các công ty con, công ty liên kết.
– Có khả năng sử dụng bí quyết công nghệ, thương hiệu, thị trường để chi phối các công ty con và tiến hành liên kết với các công ty liên kết khác.
– Có nguồn lực tài chính hoặc có phương án khả thi để huy động nguồn lực tài chính, bảo đảm đầu tư đủ vốn vào các công ty con và các công ty liên kết.
+ Tập đoàn kinh tế phải có tối thiểu 50% số công ty con hoạt động trong những khâu, công đoạn then chốt trong ngành, lĩnh vực kinh doanh chính và tổng giá trị cổ phần, phần vốn góp của công ty mẹ tại các công ty con này tối thiểu bằng 60% tổng nguồn vốn đầu tư của công ty mẹ tại các công ty con, công ty liên kết.
Công ty con do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ phải là những công ty được thành lập để phát triển, nắm giữ các bí quyết công nghệ phục vụ trực tiếp việc thực hiện các nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh chính của công ty mẹ.
Tổng công ty dự kiến thành lập mới phải đáp ứng các điều kiện:
+ Có ngành, lĩnh vực kinh doanh chính thuộc một trong những ngành, lĩnh vực sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ quan trọng tạo nền tảng cho phát triển ngành hoặc vùng lãnh thổ; tạo động lực nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và ngành hoặc vùng lãnh thổ. Thủ tướng Chính phủ quy định những ngành, lĩnh vực kinh doanh được xem xét thành lập tổng công ty trong từng thời kỳ.
+ Công ty mẹ trong tổng công ty phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Vốn điều lệ của công ty mẹ không thấp hơn 1.800 tỷ đồng. Đối với công ty mẹ được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì phần vốn nhà nước phải chiếm ít nhất 65% vốn điều lệ của công ty mẹ. Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đối với trường hợp mức vốn điều lệ hoặc tỷ lệ vốn nhà nước trên vốn điều lệ của công ty mẹ thấp hơn mức quy định này.
– Có nguồn nhân lực đủ trình độ, kinh nghiệm và khả năng kinh doanh ngành nghề chính và các ngành nghề có liên quan; quản lý vốn đầu tư và quản trị điều hành, phối hợp hoạt động các công ty con, công ty liên kết.
– Có nguồn lực tài chính hoặc có phương án khả thi để huy động nguồn lực tài chính, bảo đảm đầu tư đủ vốn vào các công ty con và các công ty liên kết.
+ Tổng công ty phải có tối thiểu 50% số công ty con hoạt động trong những khâu, công đoạn then chốt trong ngành, lĩnh vực kinh doanh chính và tổng giá trị cổ phần, phần vốn góp của công ty mẹ tại các công ty con này tối thiểu bằng 60% tổng nguồn vốn đầu tư của công ty mẹ tại các công ty con, công ty liên kết.
Công ty con do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ phải là những công ty được thành lập để phát triển, nắm giữ các bí quyết công nghệ phục vụ trực tiếp việc thực hiện các nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh chính của công ty mẹ.
Trên đây là nội dung chi tiết về tập đoàn kinh tế. Muốn nâng cao kiến thức về tài chính bạn có thể tham khảo các bài viết tại các trang web uy tín hoặc tham gia khóa học phân tích tài chính doanh nghiệp tại trung tâm có kinh nghiệm lâu đời về tài chính kế toán.
>> Xem thêm: