Lắng nghe hiệu quả

Lắng nghe hiệu quả

Giáo dục

Hiệu quả của sự tập trung

Bạn biết không, nếu bạn tập trung nghe giảng, động não suy nghĩ ngay trong quá trình nghe giảng, bạn sẽ rút ngắn thời gian ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi sau này. Vì sao vậy? Vì bạn đã nắm được ý chính của bài học, không ngỡ ngàng khi đọc lại các đề cương học tập, nên bạn sẽ làm bài tập nhanh chóng và dễ dàng hơn

Hệ quả là bạn sẽ tự tin và hứng thú khi đi học trong buổi kế tiếp. Bạn sẽ vượt qua cảm giác e sợ bị giảng viên hỏi bài hay đề nghị phát biểu ý kiến nữa phân tích tài chính doanh nghiệp

Làm thế nào để lắng nghe hiệu quả

Lắng nghe tích cực là như thế nào?

Khi lắng nghe một cách tích cực, bạn luôn giữ cho não hoạt động, gắn quá trình suy nghĩ, tư duy của mình vào bài học một cách liên tục

Vậy làm sao để biết não chúng ta đang hoạt động trong lúc nghe giảng? Dễ lắm, bạn có thấy buồn ngủ không? Nếu không thì đó là dấu hiệu tốt rồi. Bạn sẽ gắn các chi tiết đang nghe được với những bài học trước đó, hoặc liên hệ với vấn đề thực tế bên ngoài…rồi bắt đầu đánh giá đúng – sai, phân tích nguyên nhân – hệ quả. Đấy, nẫu bạn đang làm việc tích cực rồi đấy. Nó xử lý thông tin và bắt đầu tổng hợp để có được những kết luận sâu sắc. nên học kế toán thực hành ở đâu

Khi đó, bạn sẽ có nỗ lực tự giác tìm cách để hiểu bài. Bạn sẽ không thực sự hài lòng khi còn những thắc mắc chưa rõ ràng trong bài học. Bạn sẽ phản hồi kịp thời cho giảng viên về những nội dung mà bạn đã kịp hiểu hoặc chưa kịp hiểu trong quá trình nghe giảng bài. Như vậy, giảng viên cũng sẽ biết cách điều chỉnh mức độ chi tiết trong nội dung bài giảng của mình cho phù hợp với khả năng tiếp thu của sinh viên

Xem thêm: Lời khuyên khi bạn du học

Điều gì cản trở việc lắng nghe của bạn?

Bị phân tâm

Bạn chưa nhận được tiền của ba mẹ gửi để đóng học phí? Hay bạn trai/gái của bạn vừa nói lời chia tay? Hay nỗi ấm ức từ trận đá banh tối qua khiến bạn vẫn còn khó chịu? Bạn có trăm ngàn lý do để …không tập trung nghe giảng

Tập trung đánh giá cách giảng bài của giảng viên hoặc bản thân giảng viên hơn là nội dung cần học. Ông thầy này khiến bạn không ưa chăng? Hay cô giáo trẻ có vẻ như thiếu kinh nghiệm khiến bạn nghi ngờ những điều cô nói? học xuất nhập khẩu ở đâu tốt

Lắng nghe sự vụ hơn là nắm bắt ý tưởng

Giảng viên kể một câu chuyện hay để ví dụ minh họa cho bài giảng. Bạn chỉ chú ý xem tình tiết câu chuyện như thế nào. Và cuối cùng là… bạn chỉ nhớ mỗi câu chuyện mà không nhớ đến lý thuyết có liên quan. Thật lãng phí thời gian! tờ khai hải quan điện tử nhập khẩu

Những chỗ không hiểu hoặc không nghe kịp bị bỏ qua dễ dàng

Có thể bạn ngại giơ tay để “thú tội” rằng mình không hiểu kịp bài. Có thể bạn nghĩ rằng thôi để đó hỏi bạn khác cũng được. Nhưng rồi quên bẵng luôn. Người thiệt thòi ở đây chỉ là chính bạn thôi

Hãy nhớ rằng cách nghe cũng là một cách phản hồi cho người nói biết mức độ quan tâm và tiếp thu của bạn như thế nào.

Đôi điều lưu ý khi nghe giảng

Bạn đừng bỏ qua hoặc xem nhẹ thời gian đầu tiết học. Một số giảng viên có thể dành khoảng 10 phút buổi để ôn lại bài lần trước, cho các bạn cơ hội được thắc mắc liên quan đến bài cũ, hoặc thảo luận mở rộng vấn đề trong bài cũ. Nếu được như vậy thì quá tốt. học kế toán ở đâu tốt tại hà nội

Nếu bạn phải nhập cuộc với bài mới ngay từ đầu buổi học thì sẽ vất vả cho bạn rồi. Do đó, bạn hãy tập thói quen khởi động việc học càng nhanh càng tốt. Bạn sẽ giảm được thời gian học thi nếu bạn tập trung tư duy của mình ngay từ những phút đầu tiên của buổi học.

Trong quá trình thây/cô giảng bài, bạn phải thể hiện khả năng đồng thời vừa tập trung nghe, hiểu vấn đề, vừa ghi chú lại bài giảng cũng như những thảo luận theo cách hiểu của mình, và vừa phản hồi cho giảng viên và các bạn trong lớp. Bạn nên chú ý ghi dàn bài để nhìn được khái quát cấu trúc chung của bài giảng, chú ý tới trọng tâm, mấu chốt của vấn đề. Bạn cần tập trung vào những nội dung chính, những điểm quan trọng nhất mà giảng viên thường nhấn mạnh qua ngữ điệu, qua việc nhắc lại nhiều lần. học kế toán thực hành ở hà nội

Lắng nghe hiệu quả

Không nói chuyện trong lúc nghe giảng. Hãy nhớ thế này: ông trời cho chúng ta hai lỗ tai nhưng chỉ có một cái miệng. Do đó, đừng bắt cái miệng làm việc nhiều hơn mức độ được phân công của nó, mà hãy tận dụng đôi mắt và đôi tai để học hỏi. Nghe cho hết ý rồi hãy nói nhé

Muốn vậy, bạn phải gác tất cả các việc khác lại để nỗ lực và tập trung vào vấn đề

Không đoán mò nếu không rõ. Bạn nên đánh dấu hay ghi nhận lại để hỏi ngay khi có cơ hội. Đó chính là phản hồi kịp thời học kế toán thuế ở đâu

Phản hồi:

Hỏi để hiểu rõ vấn đề. Bạn không nên hỏi cho có, để thể hiện mình, hay để bắt bẻ giảng viên. Đây là những thái độ không tốt và lần sau giảng viên sẽ không tận tình giải thích cho bạn nữa

Nhắc lại một cách ngắn gọn nội dung vừa nghe theo cách mình hiểu để giảng viên biết bạn đã hiểu rõ vấn đề hay chưa học kế toán thực tế ở đâu tốt

Nhìn vào người nói. Để làm gì? Để tận dụng đôi “cửa sổ tâm hồn” của bạn, thể hiện sự phản hồi của mình cho người nói mà không phải cắt ngang lời nói của họ. Như thế gọi là “nghe bằng mắt” đấy bạn

Hãy kiên nhẫn và khiêm tốn. Tránh đánh giá đúng/sai trước khi nghe hết nội dung. Bạn cần thời gian để suy nghĩ thêm học xuất nhập khẩu online miễn phí

Lắng nghe cả ý kiến/quan điểm của những người khác. Trong quá trình đó, cố gắng kiểm soát cảm xúc bản thân, không giận dữ khi người khác phản đối hoặc phê  bình ý kiến của mình

Xem thêm: Học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất Hà Nội

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *