Cách giáo dục con cái luôn là đề tài được các bậc cha mẹ quan tâm. Trong bài viết dưới đây Gentracofeed sẽ chia sẻ với các bạn 17 câu không nên nói với con trẻ
“Tâm hồn của con trẻ có thể phát triển được lành mạnh hay không đó là điểm mấu chốt của sự thành công hay thất bại của giáo dục. Những đứa trẻ có tâm hồn phát triển thì sẽ luôn biết sống vui vẻ, thoải mãi, những đứa trẻ bị ức chế tâm hồn thì suốt ngày chỉ sống trong đau khổ”.
>> Review khóa học kế toán tổng hợp thực hành tốt nhất
1. Không được dùng tay trái
“Nghệ thuật giáo dục của chúng ta không phải là truyền thụ bản lĩnh mà là cổ vũ, khuyến khích, khởi đậy”.
Không biết là bạn có đế ý đến tình trạng rất nhiều người nước ngoài viết bằng tay trái, còn người Việt Nam chúng ta, rất nhiều người ăn cơm dùng đũa bằng tay trái, nhưng viết lại bằng tay phải. Những người này được gọi là “thuận tay chiêu”. Họ có thế cầm bút viết chữ bằng tay phải đa số là do được bố mẹ uốn nắn từ hồi còn nhỏ. mẫu quyết định nghỉ việc
Khoa học hiện đại đã chứng minh được rằng, sử dụng tay trái có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc khai thác não phải của con người.
Não phải của con người dường như luôn ở trong tình trạng hoang sơ của sự khai thác trí lực, hoạt động của não phải lại là tầng cao cấp nhất của hoạt động não của con người. Đó là tạo ra hoạt động tư duy tính, là sự thăng hoa của trí tuệ, đó là hình thái biểu hiện cao cấp nhất về sự phát triển trí lực của não con người. Con trẻ tự do dùng tay trái thì bố mẹ cũng cần phải vứt bỏ quan niệm “thuận tay chiêu – đập niêu không vỡ, đánh vợ không nên”. Nếu động một tí lại sỉ mắng con trẻ thì con trẻ thấy dùng tay trái là một tội lỗi ghê tởm và như vậy sẽ có hại cho sự phát triển lành mạnh của tâm lý và cơ thế con trẻ.
2. Đừng có nói nữa
“Bố mẹ cho rằng mình có uy quyền tuyệt đối đối với con cái. Lời bố mẹ nói là luôn luôn đúng, còn lời của con cái nói thì chưa nói đã sai rồi”.
Rất nhiều bậc phụ huynh than thở, con cái chẳng bao giờ tâm sự riêng tư với mình, không bao giờ nói cho mình biết về cách suy nghĩ của chúng, và cũng chẳng bao giờ kế cho mình nghe về những chuyện mắt thấy tai nghe ở trường…
Thực ra, con cái có hiện tượng này thì trách nhiệm hoàn toàn là do các bậc phụ huynh. Nhất định là vào một lúc nào đó trước kia, khi bố mẹ nghe thấy con cái kể lể những chuyện vặt vãnh, vô vị này liền cắt đứt luôn lời con trẻ, chẳng để cho chúng kể hết vì không đủ nhẫn nại.
Thô bạo cắt đứt lời con trẻ sẽ khiến cho con trẻ có tâm lý “không được tôn trọng, không được tin tưởng, không được hiểu”. Cho nên chúng cảm thấy vô cùng ấm ức, muốn trả thù bố mẹ, cố ý không thèm nghe lời bố mẹ. sku sản phẩm là gì
Quan điểm của trẻ con và người lớn là hoàn toàn khác nhau, chúng luôn cảm thấy thích thú một sự việc nhỏ bé nào đó. Chẳng hạn như: kiến di chuyển, táo có sâu, gà bị gãy chân… Chúng sẽ vô cùng háo hức, sung sướng được kế cho bố mẹ nghe phát hiện và cảm tưởng của mình.
Do đó có thế thấy, bố mẹ nhẫn nại lắng nghe con trẻ trò chuyện là một phẩm chất rất đáng được trân trọng. Vào bất cứ lúc nào, vào bất cứ hoàn cảnh nào thì bố mẹ cũng nên cố gắng hết sức để lắng nghe con trẻ kể hết những nguyên nhân, hậu quả của sự việc.
3. Câm mồm
“Con cái của các bạn không chỉ là con cái của các bạn mà còn là con cái của khát vọng “cuộc sống” của bản thân. Chúng tuy cùng sống với các bạn nhưng chưa hẳn đã thuộc về các bạn”.
Một trung tâm tư vấn vị thành niên đã tổ chức điều tra 1000 em học sinh tiểu học xem chúng không thích nghe bố mẹ nói câu nào nhất. Kết quả cho thấy câu nói “câm mồm” được xếp hàng thứ ba.
“Bố mẹ bắt chúng cháu im mồm nhưng họ thì nói suốt cả ngày”.
“Bố mẹ coi thường chúng cháu quá, không cho chúng cháu một cơ hội được nói”.
“Tại sao lại bắt chúng cháu im mồm? Chúng cháu có bao nhiêu lời muốn nói với bố mẹ!” Đó là những lời tâm sự rất ngây thơ của các cô bé, cậu bé.
Qua đó có thể thấy rằng, bố mẹ không cho con cái nói thì sẽ khiến cho con cái ghi nhớ rằng: “Bố mẹ không hề quan tâm đến ý kiến của mình”. Như vậy chúng sẽ cảm thấy tủi thân, ấm ức. Nếu cứ để hiện tượng này xảy ra nhiều thì lâu dần con trẻ sẽ vứt bỏ quyền lợi được tranh luận với bạn, biến thành một người luôn cho rằng: không đáng gì, bất cứ việc gì cũng không được cần đến.
Khác hẳn với những ông bố, bà mẹ luôn bắt con im mồm, thì cũng có một số ông bố, bà mẹ rất giỏi lắng nghe ý kiến phát biểu của cơn trẻ. Như vậy, con trẻ sẽ giỏi suy nghĩ, khả năng tự quyết định sẽ được nâng cao rất nhiều.
Hơn nữa, khuyến khích con trẻ nói rất có lợi cho việc giáo dục con trẻ. Tư tưởng, nhận thức của con trẻ có gì lệch lạc thì bố mẹ hoàn toàn có thể thông qua bà mối ngôn ngữ để điều chỉnh.
Tại sao chúng ta lại phải bịt mồm con trẻ nhỉ?
4. Không được xem ti vi
“Nếu như bạn biết cách tận dụng nó thì tivi sẽ trở thành một biện pháp giáo dục không có giá trị nào so sánh nổi”.
Để cho con trẻ có nhiều thời gian học tập hơn, bố mẹ luôn ra lệnh cấm “không được xem tivi”. Thực ra, xem tivi không hề có mâu thuẫn gì đối với việc học tập. Mẫu chốt là cần phải nói rõ cho con trẻ biết phải nắm chắc cách phân chia thời gian như thế nào. Các bậc phụ huynh nên hủy lệnh cấm xem tivi đối với con trẻ. Các bạn có thể chú ý đến một số vấn đề sau:
Trước hết, cần phải nghĩ cách khống chế thời gian xem tivi của con trẻ một tuần là khoảng 10 tiếng đồng hồ. Đây là một kết luận khoa học của các nhà khoa học.
Thứ hai, cần phải đặt ra một vài quy định đối với việc xem ti vi của con trẻ. Tivi không được đặt trong phòng của con trẻ để tránh trường hợp con trẻ tùy thích xem tivi. Ăn cơm không được xem tivi, như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc ăn uống của con trẻ. Bố mẹ cũng cần phải tham mưu tốt cho con trẻ trong việc chọn chương trình xem. Hãy cho con trẻ xem những chương trình thiếu nhi, chương trình kiến thức thưởng thức và những tiết mục văn hoá nghệ thuật đặc sắc có ích cho sức khỏe và tâm lý phát triển lành mạnh của con trẻ.
Thứ ba, hướng dẫn con trẻ vừa xem tivi vừa thảo luận vấn đề. Tivi có thể khơi dậy được hứng thú của con trẻ, bố mẹ có thế nhân cơ hội này hướng dẫn con trẻ học hành. Chẳng hạn như, con trẻ xem chương trình “Thế giới động vật” rất thích chim thiên nga thì bạn nên đưa con đến sở thú cho con được tận mắt nhìn thấy chim thiên nga như thế nào. Tóm lại, bố mẹ không nên nghiêm khắc quá trong việc xem tivi, chỉ cần động não suy nghĩ thì tivi sẽ trở thành một công cụ giáo dục của trẻ rất tốt. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng cần phải chú ý tránh xem những chương trình tivi nhàm chán. Ngày nào bạn cũng ngồi hàng giờ trước tivi thì làm sao có thể đòi hỏi con cái?
5. Đừng bao giờ động vào bình nước nóng
“Hãy cố gắng hết mình để hiểu thế giới tinh thần của từng đứa trẻ. Đó chính là điều kiện hàng đầu của thầy cô và các bậc phụ huynh”.
Bà mẹ có việc phải đi ra ngoài liên dặn dò cô con gái lên 4 tuổi hết sức cẩn thận: “Con đừng có động vào bình nước nóng nhé!” Nhưng lúc về đến nhà bà mẹ giật mình vì cô con gái đang ôm bàn tay bị bỏng nước nóng khóc.
Trước khi đánh giá câu nói này của bà mẹ, tôi muốn kể cho các bạn nghe một câu chuyện: Vào thế kỷ 18, khoai tây không được trồng nhiều ở nước Pháp.
Các mục sư gọi “khoai tây” là “táo ma quỷ”. Họ cho rằng khoai tây ăn vào sẽ có hại cho sức khỏe. Một nhà nông nghiệp học nước Pháp rất muốn nhân rộng giống khoai tây liền nghĩ ra một cách. Ông đã ra một mảnh đất hoang vắng trồng khoai tây và sau đó thì mời cảnh sát vũ trang đến canh gác nghiêm ngặt vào ban ngày, ban tối thì rút quân về. Cứ như vậy, hễ màn đêm buông xuống là rất nhiều người đổ xô đến mảnh đất này lấy trộm giống khoai tây mang về trồng ở vườn nhà mình. Bằng cách này, củ khoai tây đã được nhân rộng trên cả nước Pháp.
Qua đó có thể thấy, củ khoai tây được trồng rộng rãi cũng là nhờ vào tâm lý chống đối của mọi người. Trẻ con cũng như vậy, trẻ con luôn rất tò mò và có tâm lý chống đối. Việc mà mọi người không muốn trẻ làm thì trẻ cứ thử làm xem sao. Chúng làm như vậy là để khẳng định cảm giác thỏa mãn của mình.
Khi nghe thấy mẹ nói “không được đụng vào bình nước nóng” thì con trẻ sẽ càng thấy thích bình nước nóng hơn. Từ đó chúng sẽ có suy nghĩ “mình phải đụng vào bình nước nóng” và chúng sẽ bắt tay vào hành động. Vì vậy khi dặn dò con cái bố mẹ không nên chỉ đơn giản nói không nên động vào cái này, không nên động vào cái kia… Thay vào đó, bố mẹ hãy dành nhiều thời gian chỉ bảo sự nguy hiểm của bình nước nóng ra sao, hãy làm rõ những nghi ngờ của con trẻ. Hoặc là bạn hãy cất bình nước nóng vào chỗ mà con trẻ không đụng vào được.
6. Sau này tuyệt đối không được cãi nhau
“Dạy con trẻ học cách làm thế nào thông qua việc tự kiềm chế mình và dành được sự tự trọng, dạy con trẻ học cách nói không đó mới là cách tốt nhất để tự bảo vệ mình”.
Ba mẹ biết cô con gái mình cãi nhau với bạn bè liền cảnh cáo: “sau này tuyệt đối không được cãi nhau nữa!” Lúc ấy cô con gái liền nói: “Con cũng chẳng muốn cãi nhau làm gì!”
Đúng là như vậy, cãi nhau đâu phải là việc của một người. Đừng nói gì con trẻ, ngay cả người lớn chúng ta cũng không cãi nhau được, vì cãi nhau đâu phải là chuyện dễ dàng gì. Bố mẹ làm thế nào để cấm con trẻ không cãi nhau?
Thực tế cho thấy, con trẻ cãi nhau đó là một việc vô cùng tự nhiên. Bố mẹ không nên lo lắng, ngạc nhiên quá vì điều ấy. Con trẻ trong khi vui đùa sẽ có một số mâu thuẫn không dễ dàng giải quyết được, thêm vào sự thiếu kiềm chế nên cãi nhau đã trở thành biện pháp giải quyết mâu thuẫn của con trẻ. Sau khi cãi nhau xong thì mọi chuyện đầu lại vào đấy, chúng vẫn là bạn bè của nhau.
Con trẻ có thể có được cách bảo vệ lợi ích và cách tranh luận qua cãi nhau. Trong vấn đề này, các bậc phụ huynh nước ngoài có cách nhìn thoáng hơn.
Các bậc phụ huynh nước Mỹ thì đứng làm người xem con trẻ cãi nhau. Chỉ kéo con trẻ tách ra khỏi nhau khi chúng đánh nhau. Họ cho rằng, không để con trẻ cãi nhau thật là uổng công, chỉ làm giảm bớt cơ hội thành tài của con trẻ mà thôi.
7. Không nên trả lời những đứa trẻ hư hỏng
“Những người bạn lúc nhỏ luôn có thể trở thành những người bạn tri kỷ suốt đời sau này. Tình cảm này sẽ rất có ích đối với sự trưởng thành và tiến bộ của cả hai bên”
“Gần mực thì đen gần đèn thì rạng”. Bố mẹ thường nhắc nhở con cái như vậy để tránh cho con trẻ kết bạn với những đứa trẻ xấu.
Bố mẹ quan tâm đến việc kết bạn của con trẻ là hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên bạn tùy tiện phủ nhận đứa trẻ nào đó thì sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đối với con trẻ. Đứa trẻ bố mẹ cho rằng là đứa trẻ hư thì thực chất đứa trẻ đó chỉ là đứa nghịch ngợm. Nếu như những đứa trẻ này là đứa trẻ hư thì con mình khi có những hành động tương tự như vậy thì chúng sẽ cảm thấy tự ti, tự cho mình là đứa trẻ hư.
Chính như vậy mà con trẻ sẽ không còn gần gũi với bố mẹ nữa, không còn nói thật với bố mẹ. Nếu như đứa trẻ nào hư hỏng thực sự thì bố mẹ cũng không nên dùng từ “đứa trẻ hư”, vì con trẻ chưa chắc đã cho rằng đó là “đứa trẻ hư”. Con trẻ sẽ âm thầm làm bạn với chúng trái với lời dặn dò của bạn.
Con cái kết bạn với những ai đòi hỏi con trẻ phải tự mình phán đoán, bạn chỉ cần làm một người tham mưu tốt là được rồi. Thấy con trẻ chơi với những đứa trẻ không ra gì bố mẹ nên kịp thời chỉ ra những khuyết điểm, thiếu sót của đứa trẻ ấy với con trẻ, giúp con trẻ tự mình phán đoán, đồng thời hiểu được cách kết bạn trên thế giới này. Tôi tin rằng chỉ cần nhẫn nại thì quan niệm chọn bạn đúng đắn của con trẻ dần dần sẽ được hình thành.
8. Đừng có chạy lung tung làm bẩn cả quần áo
“Chỉ cần con trẻ có được sự tôn trọng đầy đủ, lâu dài thì đối với chúng tự do là tự do của vui vẻ, kỷ luật là kỷ luật của vui vẻ. Từ đó kỷ luật cũng trở thành một loại tự do”.
Con trẻ sinh ra vốn đã rất hiếu động. Các trò chơi lăn lê, bò toài sẽ không tránh khỏi làm bẩn quần áo. Các nhà giáo dục nhi đồng cho biết: tư duy và hành động của con trẻ luôn gộp vào làm một. Lúc nào chúng hoạt động thì tức là lúc đó chúng đang suy nghĩ. Chẳng qua là nội dung suy nghĩ của chúng không thể khiến cho người lớn biết được mà thôi.
Con trẻ lớn khôn qua các trò chơi, chúng thông qua các trò chơi để nhận thức các sự vật xung quanh. Linh hồn và cơ thể lành mạnh của con trẻ, đôi tay nhanh nhậy, trí tuệ thông minh đều có ích từ các trò chơi.
Đầu óc của con trẻ không hề có khái niệm “bẩn” hay là “không sạch sẽ”. Chúng đã chơi thì sẽ không chọn lựa môi trường chơi. Nếu như chúng cứ quyết chơi ở chỗ bẩn thì các bậc phụ huynh nên làm thế nào?
Đương nhiên, các bậc phụ huynh thông minh đều hiểu rằng, giặt giũ cho con cái chắc chắn là sẽ vất vả rồi, nhưng khai phá trí tuệ của con trẻ mới là mục tiêu quan trọng nhất.
9. Không được vẽ bẩn lên tường
“Trái tim của bố mẹ sáng láng thì con trẻ mới nhìn thấy được ánh sáng. Trái tim của bố mẹ đốt cháy rồi thì mới có thể xua đi những đen tối trong lòng con trẻ”.
Con trẻ đa số đều thích vẽ chim cò lên chỗ này chỗ khác. Chỉ cần chúng vui thì chúng sẽ vẽ những tác phẩm của mình lên giấy, lên tường, lên đất… Bố mẹ vừa nhắc nhớ không được vẽ lung tung thì chúng vẽ càng hăng hơn như là lời bố mẹ là gió thoảng qua tai. Điều này cũng do rất nhiều nguyên nhân, chúng ta hãy bắt đầu từ hai từ “không được” nhé.
Thường thì, khát vọng của con người không được đáp ứng thì sẽ có những hành động tấn công lại. Nếu bạn để ý thì sẽ thấy, cho dù chỉ là trò chơi thôi nhưng nếu con trẻ thua nhiều bận quá thì sắc mặt chúng sẽ thay đổi ngay và trò chơi biến thành thật, lập tức tranh cãi và đánh nhau để trút những nỗi ấm ức, tức giận trong lòng. Bố mẹ bắt buộc con cái không được vẽ trên tường thì con trẻ làm sao có thể nghe lời được cơ chứ?
Nói đến đây thì cũng có một câu chuyện liên quan đến một hoạ sĩ nhỏ tuổi. Khi lên năm, hoạ sĩ này thường xuyên vẽ lung tung hết lên tường trong phòng ngủ. Cậu luôn vẽ về “vương quốc nhỏ bé” của mình, “thế giới dưới biển” bao la rộng lớn, và “Tôn Ngộ Không” đang đại náo thiên cung. Bố cậu vô cùng tức giận khi tận mắt chứng kiến “kiệt tác” của con trai mình. Rất may là ông bố này không giận quá mất khôn, mà chỉ hỏi vài câu “tại sao?” Tại sao con trẻ lại thích vẽ như vậy? Làm thế nào để có thể hướng dẫn và bảo vệ sở thích vẽ vời của con trẻ? Sau khi suy nghĩ kỹ càng về vấn đề nêu trên thì ông bố này đã tươi cười nói với cậu con trai yêu quý của mình rằng: “Con vẽ đẹp lắm. Sau này con có thể vẽ những bức tranh đẹp ấy lên vở được không. Như vậy bố sẽ giữ lại để ngắm chúng”. Và thế là cậu con trai đã vui vẻ đồng ý.
Sau đó, ông bố này đã đích thân ra tay vừa cười vừa quét vôi sạch sẽ những bức tranh ở trên tường. Tuy nhiên vừa làm ông vừa nói: “Chà những bức tranh đẹp như thế này mà phải bỏ đi thì tiếc thật đấy. Từ nay về sau con đừng về lên tường nhé”. Cậu con tuy hiếu được ý của bố và được bố khuyến khích nên sau này cậu không về bừa bãi nữa. Hơn nữa, niềm đam mê vẽ trong cậu ngày càng sâu sắc hơn. Chính vì vậy mà nhà hoạ sĩ nhỏ tuổi đã bước được lên con đường thành công rồi đấy.
Biện pháp xử lý vấn đề của người bố này thật khéo léo. Ông đã không nói “Không được” mà đã bộc lộ ý nghĩa của không được rất rõ ràng.
10. Không biết
“Tính tò mò là đức tính tốt đẹp đầu tiên của học sinh”.
Một trung tâm tư vấn trẻ vị thành niên đã tiến hành điều tra ngôn ngữ giáo dục của các bậc phụ huynh đối với 1 ngàn học sinh tiểu học cho thấy: Các em thất vọng lớn nhất đối với cầu nói của bố mẹ là “Không biết!”.
Trong mắt con trẻ, hỏi “Tại sao?” là một quyền lợi thần thánh. Vì thế bố mẹ cần phải có một câu trả lời hoàn toàn đúng đắn đối với những cầu hỏi của con trẻ. Quan hệ này trở thành sợi dây gắn kết tình cảm giữa hai thế hệ và nền tảng uy nghiêm của bố mẹ.
Khi bố mẹ trả lời con cái nếu nói “không biết” thì nhiều khi là không kịp suy nghĩ, và thực sự không biết trả lời ra sao; nhưng cũng có lúc là chẳng có thời gian rỗi nên cứ trả lời “không biết” cho qua chuyện. Tất nhiên, trả lời để con trẻ hài lòng thì chỉ có một số bậc phụ huynh làm được, chứ không phải ai ai cũng làm được. Nhưng chúng tôi cũng đề nghị là bố mẹ hãy xóa bỏ hai từ “không biết” trong từ điển ngôn ngữ của mình. Con hỏi thì cần phải trả lời, hãy cố gắng hết sức mình thì sẽ làm được.
Bố mẹ hãy cố gắng hết sức mình để trả lời những câu hỏi của con trẻ. Nếu thực sự khó trả lời thì có thể thảo luận, trao đổi cùng con cái hoặc là tra cứu tài liệu. Với những câu hỏi mình hoàn toàn không biết thì có thể nói với con bằng giọng rất ngưỡng mộ: “Chà! con nêu câu hỏi rất hay, đến cả bố mẹ cũng thấy khó nữa là”.
Bạn cần phải biết rằng, nhiều lúc con trẻ hỏi “Tại sao?” không có nghĩa là bắt buộc bố mẹ phải có cầu trả lời chính xác. Chúng chỉ muốn có được cảm giác thỏa mãn, mong muốn bố mẹ quan tâm đến những câu hỏi của mình mà thôi.
11. Không được tức giận
“Con người khi mới sinh ra giống như một khối kim cương chưa được mài giũa, nếu như đã được mài giũa rồi thì mới phát ra thứ ánh sáng long lanh, kỳ diệu”.
Trẻ con và người lớn đều như nhau đều biết tức giận. Những lúc ấy thì mệnh lệnh của bố mẹ chưa chắc đã có hiệu quả đối với con trẻ.
Thực tế cho thấy, con trẻ trút bỏ tình cảm phẫn nộ đúng mức thì là cách bảo vệ tâm lý lành mạnh có hiệu quả. Vì tình cảm phẫn nộ không nên để ức chế, tích lũy lâu dài, nếu không một khi đã bốc cháy thì khó có thể thu dọn nổi. Con người ai cũng có tình cảm phẫn nộ, con trẻ tất nhiên không phải là ngoại lệ. Vì vậy, con trẻ tức giận là một phản ứng hết sức bình thường, bố mẹ không niên can thiệp một cách thô bạo.
Bố mẹ cần phải làm rõ nguyên nhân tức giận ở con trẻ. Con trẻ tức giận là do mọi người đi ngược lại với mong ước của chúng, chúng cảm thấy ấm ức. Bố mẹ chỉ cần qua sát cẩn thận thì sẽ tìm được câu trả lời đúng đắn. Khi ấy bố mẹ hãy hiểu tình cảm của con trẻ bằng trái tim ngây thơ thuở nào. Như vậy sẽ tăng cường hiếu biết cũng như tôn trọng của bố mẹ đối với con trẻ và là nền tảng để bình tĩnh giải quyết vấn đề. Các bạn cần nhớ rằng, lúc này đừng có vội vàng nói “không…” . Nếu như con trẻ tức giận là có lý thì bố mẹ cũng dễ dàng nói ra những lời an ủi, khuyên lơn. Nếu như con trẻ tức giận vô lối thì bố mẹ càng cần phải cẩn trọng hơn. Nếu như con trẻ đòi đồ chơi đẹp của bạn nhưng không đạt được mục đích nên chúng tức giận, lúc ấy bố mẹ không nên nói lý và cũng không nên trách móc với con mà hãy khuyên can con. Bạn có thể nói “Đồ chơi đó rất đẹp, con chơi một tí rồi trả lại bạn nhé. Như vậy có đúng không? Bạn không cho con mượn cũng không đúng. Bố mẹ bạn ấy sẽ phê bình bạn ấy. Nào mẹ con ta cùng chơi trò khác nhé!” Khuyên bảo con như vậy thì sẽ chuyển được sự chú ý của con, con trẻ sẽ nhanh chóng vui vẻ ngay và chắc chắn là sẽ cười tươi tắn.
12. Đừng đẩy xích đu cao quá
“Tình yêu và sự quan tâm của bố mẹ là liều vitamin cần thiết đối với con trẻ. Nhưng bố mẹ cần phải nhớ rằng, con trẻ cần đến lượng vitamin bình thường, thiếu cũng không được mà thừa cũng không tốt”.
Cơn trẻ khi sinh ra đã thích mạo hiểm. Khi chơi trò chơi chúng rất vui vẻ, điều đó cũng nói rõ sức sáng tạo mạnh mẽ của con trẻ, chúng luôn tìm tòi mọi thứ quanh mình. Chơi xích đu chúng sẽ càng đu càng cao, mà quên đi cả sự nguy hiểm trước mắt. Bố mẹ thấy vậy nhắc nhở con cái giữ an toàn là điều cần thiết. Tuy nhiên, bạn không nên can thiệp quá nhiều, vì con trẻ sẽ không bao giờ chấp nhận những lời khuyên bảo mà chúng không hiểu.
Chúng sẽ cho rằng: “Mình đu cao như vậy có làm sao đâu? Đúng là bố mẹ nhát gan thật”. Ngược lại, chúng sẽ chơi càng hăng hơn, đu càng cao hơn. Nếu bạn thay bằng một cách làm khác thì kết quả sẽ hoàn toàn khác.
Trước hết, bố mẹ nên khen ngợi những hành động mạo hiểm của con cái vài lời, nói rằng cơn trẻ thật dũng cảm, trông rất là oai hùng. Sau đó thì hãy nhắc khéo con trẻ: “Con phải cẩn thận, kẻo bị ngã thì rắc rối to”. Nếu con trẻ nói “không sao” thì bạn hãy đưa ra một vài ví dụ nói về sự nguy hiểm của xích đu nhé. Như vậy thì con trẻ mới chịu nghe theo những lời dặn dò của bố mẹ.
Đến đây thì có lẽ chúng tôi phải thảo luận với các bạn để làm thể nào khuyến khích hành vi mạo hiểm của con trẻ. Nhiều khi con người phải thông qua mạo hiểm thì mới có thể vượt qua được chính mình. Con trẻ cũng như vậy đó, ban tính mạo hiểm đã cho chúng có thêm lòng tự tin, sức mạnh và dũng cảm. Nếu không để cho con trẻ thử mạo hiểm đôi chút thì khi đứng trước những khó khăn trong cuộc sống thì chúng sẽ rút lui. Do đó, bố mẹ nên cho phép con trẻ tham gia một số hoạt động mạo hiểm thích hợp, cơn trẻ nhất định phải có tự do mạo hiểm.
Khi con trẻ tham gia các hoạt động mạo hiểm thì cũng có một quá trình thử. Ví dụ như là chiếc xích đu thì mức độ cao của xích đu sẽ dần dần cao hằn lên. Có được kinh nghiệm thì cũng có nghĩa là có thêm lòng dũng cảm, nguyện vọng chinh phục sẽ càng lớn dần lên. Ý chí và tinh thần dũng cảm của con trẻ không phải là người khác có thể cho được mà chính là những hoạt động xem như là mạo hiểm đỏ, đó là do con trẻ tự rèn luyện mà thôi.
13. Không được nói những lời không tốt lành ấy
“Mục đích chính của giáo dục là tạo ra những người có thể sáng tạo được cái mới”.
“Mẹ ơi, tối qua con mơ thấy bố lái xe rơi xuống vực”.
“Nói vớ vẩn!”
“Thật mà mẹ…”
“Không được nói những lời không tốt lành ấy!”
Qua đó dễ dàng thấy rằng, con trẻ đang thật thà kể lại giấc mơ với bố mẹ. Còn bà mẹ thì nhìn nhận giấc mơ ấy theo quan niệm truyền thống, đó là những gì không tốt lành.
Một số lời nói “không tốt lành” của con trẻ đôi khi chỉ là những giả tưởng, cũng có đôi khi đó là biểu hiện của lo lắng, chẳng hạn như khi ngồi trên thuyền thì sẽ hỏi “nếu thuyền bị chìm thì sao?” Bố mẹ cũng nên đứng ở vị trí con trẻ mà nghĩ, cần phải bước vào thế giới tâm lý của con trẻ, hãy dẫn dắt con trẻ đến thế giới vui vẻ và hiện thực.
14. Không được chơi với con trai
“Tâm hồn của con trẻ có thể phát triển được lành mạnh hay không đó là điểm mấu chốt của sự thành công hay thất bại của giáo dục. Những đứa trẻ có tâm hồn phát triển thì sẽ luôn biết sống vui vẻ, thoải mãi, những đứa trẻ bị ức chế tâm hồn thì suốt ngày chỉ sống trong đau khổ”.
Bố mẹ của các bé gái đôi khi quả cảnh giác với các bé trai, sợ rằng con gái mình sẽ bị các bé trai bắt nạt. Có bố mẹ còn nói với con gái mình rằng, con trai xấu xa như thế này như thế kia, nhắc nhở con gái cần phải cảnh giác nhiều hơn đối với con trai, nhiều lúc còn nói dứt khoát với con gái mình rằng: “Không được chơi với con trai”.
Thực tế cho thấy, quan niệm giới tính của trẻ con rất mơ hồ. Chúng nhìn nhận người bạn khác giới chỉ là “em trai” hoặc “em gái” mà thôi. Với các bé gái thì các bé trai thật dũng cảm, chạy giỏi, hay giúp đỡ mọi người, có ý kiến riêng. nên các bé gái rất thích được chơi với các bé trai. Các bé trai và bé gái chơi với nhau rất có ích hấp thụ những sở trưởng của nhau, tạo ra được phẩm chất và nhân cách lành mạnh. Nếu như bố mẹ thường xuyên nói xấu các bé trái trước mặt con gái thì con gái sẽ tránh xa các bé trai, luôn có tâm lý cảnh giác cao. Một khi có bé trai đến gần, tiếp cận thì sẽ lo lắng, như vậy không có lợi cho việc phát triển tâm lý và cơ thể lành mạnh. Nếu bố mẹ cấm con gái chơi với các bạn trai thì có nghĩa là đã thu hẹp một nửa thế giới của con mình.
15. Người lớn nói chuyện trẻ con không được nói xen vào
“Những đứa trẻ biết lịch sự, có giáo dục không hẳn là những đứa trẻ chỉ biết nói “xin mời” và “cảm ơn”. Người lớn đã từng học ngoại ngữ đều biết rằng, học một ngoại ngữ rất vất vả và tốn nhiều thời gian và sức lực. Ngược lại, bạn có thể nghĩ xem con cái chúng ta học nói như thế nào? Khả năng học nói của chúng cũng khác nhau rất là nhiều. Một chuyên gia về giáo dục nói rằng, điểm khác nhau lớn nhất giữa trẻ con và người lớn chính là trí thông minh mang tính hấp thụ. Tâm hồn trẻ con giống như miếng bọt biển, lúc nào cũng có thể hấp thụ được những ấn tượng xung quanh mình. Chỉ cần chúng thức thì lúc nào chúng cũng suy nghĩ và học tập. Người lớn thường xuyên làm những việc ngu ngốc đó là cắt đứt suy nghĩ và học tập của con trẻ.
Một số bố mẹ đang nói chuyện với khách rất ghét con trẻ nói xen vào. Thái độ này cho thấy bố mẹ không tôn trọng ý kiến của con tré, vì vậy con trẻ rất dễ coi thường chính bản thân mình, chẳng bao giờ thèm nghe người lớn nói chuyện nữa và cũng chẳng buồn suy nghĩ nữa. Như vậy là đánh mất đi cơ hội rèn luyện tư duy quý báu của con trẻ.
16. Đừng có làm những việc vô vị ấy
“Điều ước quốc tế về quyền lợi của trẻ em cho biết, trẻ em có quyền được nghỉ ngơi và vui chơi thích hợp với độ tuổi của mình cũng như là được tự do tham gia vào các hoạt động nghệ thuật và đời sống văn hoá”.
Dường như con trẻ là vua chuyên làm những việc vô vị. Nào là nặn đất sét, bắt chuồn chuồn, nhảy lò cò. . Trong mắt người lớn thì đó là những việc thật nực cười. Một số bố mẹ thấy con trẻ làm những việc ấy hết sức chăm chú, thú vị thì liên can thiệp ngay bằng cách nói: “Con suốt ngày chỉ thích làm những việc vô vị ấy thôi” hoặc là nói “Làm bẩn hết quần áo rồi mà vẫn không chịu dừng tay à?”
Bạn làm như vậy là đã giết chết trái tim ngây thơ của con trẻ. Tách con trẻ ra khỏi những việc vô vị ấy tức là bạn đã tước đoạt cơ hội phát triển trí thông minh và tìm hiểu thế giới của con trẻ. Hồi còn nhỏ Edison, Darwin đều thích làm những việc vớ vẩn như là bắt bướm đấy thôi, nhưng sau này đều trở thành những nhà khoa học vĩ đại, phát minh ra những thứ quan trọng đối với cuộc sống của con người. Ở các nước phát triển, rất nhiều gia đình đều không cho phép con cái có thói quen mặc “quần áo mới”. Họ sợ rằng con trẻ sẽ còi cọc, không phát triển được vì những bộ quần áo ấy. Họ luôn muốn con cái mình cần phải chìm đắm trong thế giới hiện tại, vui đùa thoải mái. Vì họ biết rằng con trẻ đã phát triển tâm hồn ngây thơ của mình, trí tuệ của mình, tìm kiếm niềm vui, đi đến thành công qua những hoạt động “vô vị” ấy.
17. Trẻ con không được để ý việc của người lớn
“Trẻ con cũng giống như người lớn, có thế giới nội tâm vô cùng phong phú, muốn được khẳng định và tôn trọng từ thể giới bên ngoài. Hơn nữa, sự tôn trọng và khẳng định của bố mẹ là quan trọng nhất. Vì bố mẹ là người thân thiết, gần gũi nhất trong cuộc sống của chúng”.
Hiện nay, các bậc phụ huynh có trình độ giáo dục cao đều hiểu rằng cần phải cho con trẻ được tự do. Như vậy thì mới bồi dưỡng được những đứa trẻ có đầu óc thông minh, biết suy nghĩ độc lập, có chủ kiến đối với việc của mình.
Nhưng khi con trẻ phát triển quá sớm, muốn bước vào thế giới của người lớn thì quan niệm cũ của những bậc phụ huynh theo trường phái tự do lại phải đối đầu với thách thức. Một mặt họ tình nguyện cho con trẻ được tự do, mặt khác họ lại khó có thể chấp nhận được hậu quả của sự tự do ấy. Nên họ thường xuyên nói: “Trẻ con không được để ý việc của người lớn!”
Tất nhiên con trẻ sẽ không chấp nhận yêu cầu này. Bắt con trẻ không được để ý đến việc của người lớn khác nào bắt đầu óc của con trẻ nghỉ ngơi. Con trẻ có ý thức tự chủ, có những phán đoán của riêng mình đối với các sự vật.
Trong lòng chúng luôn có những suy nghĩ riêng, và rất ghét người lớn coi mình là đứa bé chẳng biết gì, coi thường ý kiến của chúng hoặc là không để chúng tham gia và những việc đáng lẽ chúng được tham gia.
Bố mẹ đạt tiêu chuẩn là cần phải coi con trẻ như “người lớn”, có việc gì cũng cần phải chăm chú lắng nghe ý kiến của con trẻ, cho con trẻ cơ hội được tham gia những việc của gia đình. Trước kia các cụ thường nói con nhà nghèo thì hay lấy chồng, vợ sớm. Nguyên nhân chính là những đứa trẻ này đã phải đảm nhận công việc nhà từ khi còn rất bé. Một khi con trẻ đã coi mình như người lớn thì chúng luôn đòi hỏi mình phải có trách nhiệm giống như là người lớn, và rất nhanh chóng trưởng thành.
>> Xem thêm: 9 lời không được nói với con cái