Khóa học Purchasing ở đâu tốt

REVIEW Khóa Học Mua Hàng (Purchasing) Ở Đâu Tốt Nhất

Giáo dục

Purchasing là vị trí lý tưởng tại các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, với mức thu nhập và phúc lợi tốt, có nhiều cơ hội phát triển bản thân. Vì vậy, các vị trí nhân sự thu mua luôn có những yêu cầu khắt khe về kiến ​​thức chuyên môn.

Nếu bạn muốn trở thành một chuyên viên thu mua, bạn nên cân nhắc tham gia một khóa học thu mua thực tế có thể tự tin làm việc. Bài viết này Gentracofeed sẽ Review khóa học mua hàng (Purchasing) ở đâu tốt nhất.

Purchasing là gì?

Purchasing là một hoạt động thực hiện các giao dịch mua hàng hóa hoặc dịch vụ, bao gồm cả đơn đặt hàng (PO – Purchase order) và quản lý việc thực hiện các PO đó, thường là bị động.

I. REVIEW Top 3 Khóa Học Mua Hàng (Purchasing) Tốt Nhất Hiện Nay

1. Khóa Học PURCHASING (Mua Hàng Thực Chiến) – Trung tâm xuất nhập khẩu Lê Ánh

Xuất nhập khẩu Lê Ánh là trung tâm đi đầu về Đào tạo XNK & Logistics THỰC TẾ, luôn nằm trong TOP 1 đơn vị đào tạo Xuất nhập khẩu & Mua hàng quốc tế hiện nay.

Khóa học mua hàng thực chiến

Khóa học Mua hàng quốc tế thực chiến (Purchasing) tại Lê Ánh thu hút đông đảo học viên bởi:

  • Trung tâm được cấp phép đào tạo uy tín bởi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội
  • Chương trình đào tạo thực chiến, hướng trực tiếp đến loại hàng cụ thể.
  • Chương trình đào tạo được xây dựng bởi đội ngũ chuyên gia hơn 20 năm kinh nghiệm.
  • Chương trình đào tạo của khóa học Purchasing được đánh giá cao bởi tính thực tế, bám sát nghề mua hàng quốc tế.
  • Học viên được chia sẻ cụ thể mặt hàng muốn nhập, giảng viên sẽ tư vấn và hướng dẫn thị trường cụ thể, tìm nhà cung cấp có uy tín, có kỹ năng đàm phán và hoàn thành đơn hàng. Điều này có thể giúp bạn nhanh chóng nắm bắt nghiệp vụ thu mua và áp dụng vào công việc của mình.
  • Đội ngũ giảng viên của Lê Ánh là những chuyên gia thực tế với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực mua sắm quốc tế, hiện đang làm trưởng phòng, giám sát tại các doanh nghiệp, công ty xuất nhập khẩu lớn.
  • Các khóa học mua hàng của Xuất Nhập Khẩu Lê Ánh được thiết kế từ cơ bản đến nâng cao, cung cấp kiến ​​thức toàn diện giúp bạn làm tốt mọi công việc của một cán bộ thu mua và hiểu rõ nghiệp vụ xuất nhập hàng hóa

Tham khảo chi tiết nội dung khóa học, lịch học, học phí tại: Khóa Học PURCHASING (Mua Hàng Thực Chiến)

Hoặc liên hệ tới:

2. Khóa học quản trị thu mua tại Viện Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Eldins

Trung Tâm Eldins là đơn vị đào tạo nghiệp vụ logisitics tiền thân từ Trường Đại học Giao Thông Vận Tải nổi tiếng trong ngành xuất nhập khẩu với tư vấn và hướng dẫn bổ ích cho học viên.

Nổi bật

  • Giá thành hợp lý, phù hợp với sinh viên, người mới bắt đầu
  • Kiến thức nghiệp vụ cơ bản
  • Giảng viên có kinh nghiệm, nghiệp vụ sư phạm cùng chất lượng bài giảng tốt
  • Sau khi hoàn thành sẽ nhận được chứng chỉ

Lưu ý: Chỉ có các khóa học tại Hà Nội và Hải Phòng

3. Khóa học quản trị thu mua hàng tại VILAS

VILAS là đơn vị đào tạo logistics rất mạnh tại TP.HCM, cung cấp nhiều khóa học nghiệp vụ liên quan đến xuất nhập khẩu như: khóa xuất nhập khẩu tổng hợp, khóa khai báo hải quan, khóa thanh toán quốc tế, khóa đào tạo thực địa và khóa học mua hàng quốc tế. VILAS có những ưu thế về:

  • Giảng viên là các chuyên gia có chuyên môn và nhiều kinh nghiệm
  • Cơ sở vật chất hiện đại
  • Các khóa học sát với thực tế và luôn cập nhật phù hợp với xu thế
  • Sau khi kết thúc khóa học sẽ có chứng chỉ
  • Bảo quyền lợi học viên
  • Mỗi tháng đều có các khóa học khai giảng

Tuy nhiên, học phí ở đây khá cao.

II. Review Ngành Purchasing

1. Purchasing là nghề gì?

Công việc này được yêu cầu đảm bảo nguồn nguyên vật liệu hoặc dịch vụ duy trì và phát triển hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Chúng được mua từ các nhà cung ứng uy tín và được mua theo quy định trong hợp đồng.

2. Purchasing department là gì?

Purchasing Department là Bộ phận mua sắm; Ban phụ trách thu mua; Phòng mua hàng. Trong lĩnh vực kinh tế, đây là thuật ngữ thường được sử dụng.

3. Nhu cầu tuyển dụng Purchasing

Nhân viên Thu mua – Vị trí “xương sống” của công ty, vì việc lựa chọn các nhà cung cấp tốt cho doanh nghiệp là rất quan trọng. Một doanh nghiệp không thể tồn tại nếu giá mua đầu vào cao hơn lợi nhuận khi bán, điều này làm cho việc bán sản phẩm trở nên không thực tế. Bởi vậy, vị trí nhân viên thu mua trong các doanh nghiệp luôn luôn cần bổ sung nhân lực, đặc biệt là những người đã có nắm được những nghiệp vụ cơ bản.

Những nhân tài có năng lực trong lĩnh vực thu mua luôn được các doanh nghiệp săn đón, đặc biệt là các vị trí quản lý như Trưởng phòng thu mua. Công việc này dành cho những người có trình độ và kỹ năng tốt, đặc biệt là những người có kỹ năng tìm kiếm, đàm phán và quản lý.

Đối với những người mới vào nghề, đây vừa là cơ hội vừa là thách thức vô cùng lớn. Nhưng với những kiến thức về purchasing sẽ là công cụ vô cùng hữu ích giúp bạn vượt qua những khó khăn này.

4. Mức lương nhân viên purchasing

Mức lương nhân viên Purchasing

Mức lương nhân viên purchasing phụ thuộc vào quy mô và đặc điểm của từng doanh nghiệp.

  • Purchasing manager: 25.000.000 – 40.000.000 VNĐ
  • Nhân viên mua hàng: khoảng 15.000.000 VNĐ
  • Cộng tác viên thu mua: khoảng 5.000.000 VNĐ
  • Chuyên viên thu mua: 8.000.000 – 15.000.000 VNĐ

Có thể thấy, mức lương nhân viên purchasing khá hấp dẫn. Ngoài lương cứng, còn được nhận các khoản thưởng theo hiệu quả công việc. Vì vậy, mức thu nhập thực tế của công việc này có thể cao hơn.

5. Phân biệt Procurement và Purchasing

Purchasing và Procurement đều dùng để chỉ công việc mua hàng hóa, dịch vụ trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, giữa hai thuật ngữ vẫn có sự khác biệt, được thể hiện ở các khía cạnh:

# Nhiệm vụ

  • Purchasing: mua hàng hóa/dịch vụ nhất định. Công việc này rất đơn giản, không đòi hỏi nhiều yêu cầu, hầu như chỉ giới hạn ở các chức năng giao dịch và thường làm việc với các nhà cung cấp có sẵn.
  • Procurement: Lập kế hoạch và duy trì hoạt động thu mua ở mức độ chiến lược cao. Đồng thời, tìm kiếm nhà cung cấp mới và phát triển các mối quan hệ thương mại hiện có.

# Chiến lược hoạt động

  • Purchasing: Không tốn nhiều thời gian lên kế hoạch và thực hiện chiến lược, nhanh chóng hoàn thành công việc một cách đơn giản. Mức bồi thường thấp và khả năng tự động hóa cao.
  • Procurement: Chiến lược thu mua rất phức tạp, cần có hỗ trợ của nhiều bộ phận liên quan trong doanh nghiệp. Procurement phải bồi thường nhiều hơn và ít khả năng tự động hóa.

# Đánh giá chất lượng từ đơn vị cung cấp

  • Purchasing: Nhận yêu cầu của cấp trên, thống kê và đánh giá chất lượng hàng hóa.
  • Procurement: Nhà cung cấp hóa phải đảm bảo chất lượng hàng từ.

Trên đây là tất tần tật thông tin về Purchasing, đặc biệt là review Top 3 Khóa Học Mua Hàng tốt nhất hiện nay mà chúng tôi muốn chia sẻ cho các bạn.

Hy vọng qua những chia sẻ của Gentracofeed trong bài viết các bạn hiểu có được những thông tin hữu ích về Purchasing và chọn lựa được khóa học Purchasing phù hợp với bản thân để tự tin phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực này.

Tham khảo thêm: Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Uy Tín Tại Hà Nội

5/5 - (2 bình chọn)

66 thoughts on “REVIEW Khóa Học Mua Hàng (Purchasing) Ở Đâu Tốt Nhất

  1. Em đang tìm hiểu khóa học mua hàng chuyên sâu ở trung tâm Lê Ánh vì em có nghe nói trung tâm dạy chuyên về mảng này, nhưng bên đó báo tiếng Anh yếu thì ko thể học được ý ạ. Cho em hỏi có thể học tiếng Anh xong rồi học thêm mua hàng hay là học song song ạ?

    1. Có tiếng Trung cũng dc b, tại làm cái này chủ yếu cũng hay làm với người trung quốc nữa, theo tui thấy thì học để hiểu làm thế nào thôi, chứ ra ngoài làm thì cũng ko cần phải giỏi tiếng Anh quá đâu, biết thuật ngữ chuyên ngành là dc, trừ khi như tui đi làm rồi mà nhiều khi chuyên môn chưa tốt, lớ ngớ mới phải đi học chứ ngoại ngữ tui hông có giỏi, hay là do sếp cũng dễ tánh nên tui vẫn làm mua hàng tới giờ

      1. tiếng anh vẫn cần mà, thấy tiếng anh thông dụng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hơn là tiếng trung, chẳng biết các bạn làm thế nào chứ giao dịch gì hầu như cũng dùng tiếng Anh bạn ạ

    2. đúng là tiếng Anh không tốt thì k mơ mộng làm mua hàng đâu, à nếu có tiếng TRung nữa thì cũng được nhé, nhưng mà tiếng Anh kém thì ko nên đau, học tiếng Anh trước rồi xác định làm mua hàng quốc tế nhá

    3. có tiếng Anh rồi tính đến làm mua hàng b ơi, vì làm mua hàng k có tiếng Anh hoặc tiếng trung mới làm được, bài học xương máu từ mình đây, làm mua hàng trong nước rồi chuyển qua mua hàng quốc tế cực lắm, k học tiếng anh ko làm nổi chứ đừng nói gì khó làm

    4. kể ra mà có tiếng trung cũng dc, em thì hỏi người ta bảo tiếng Anh đọc hiểu cơ bản cũng dc, quan trọng làm việc với bên trung thì dùng tiếng trung cũn đc, ko nhất thiết phải giỏi tiếng anh, em cũng đang khá hoàng mang ko biết có nên học thêm khóa học mua hàng hay khóa học giao tiếp tiengs trung nữa

    5. mình cũng phân vân quá, vì công việc có liên quan đến mua hàng trong nước, giờ công ty bảo làm mua hàng quốc tế đang loay hoay chưa biết bắt đầu từ đâu.Mà mình lại chỉ có tiếng Nhật, thế phải đi học thêm tiếng Anh mới học được hay sao ta, đi làm bận rộn còn đi học thêm nữa cũng cực

    6. tiếng anh vững rồi học mua hàng mới hiệu quả b ơi, tại m cũng học thử khóa học mua hàng trên mạng rồi, nhiều khi ngừi ta nói gì mình cũng chỉ hiểu 1 phần được thôi, nó có nhiều cái về tiếng Anh hơi khó hiểu ấy. nên ko biết gì về tiếng Anhd đúng là như vịt nghe sấm

  2. Em là sinh viên năm nhất cần tìm hiểu khóa học mua hàng từ bây giờ thì có sớm quá không ạ? Nhưng thực sự em rất thích làm mảng này, ở trường em thì chưa học đến chuyên ngành nên em cũng chưa biết gì về mua hàng, em tự xem các video trên youtube thì biết đến khóa học purchaisng bên Lê Ánh, em thấy rất hay, em cũng đang phân vân quá vì mới năm nhất sợ học lại chưa áp dụng luôn ý ạ.

  3. thấy nghề mua hàng quốc tế rộ lên mấy năm nay rồi, mà tình hình trung quốc đóng cửa thế này thì nhu cầu tuyển có nhiều không? cũng đang tính chuyển qua nghề này mà thấy hơi rén do đợt này tình hình kinh tế thế giới có vẻ bất ổn

    1. vẫn thấy nhộn nhịp lắm b, mấy bên công ty vẫn tuyển á, nhiều công ty lớn cắt giảm bớt nhân viên nhưng nghề mua hàng vẫn thấy quá ok, nhiều công ty vẫn tuyển, bạn vào mấy trang tuyển dụng xem á

    2. lại ổn rồi b ơi, mn vẫn làm mua hàng nhiều, nên vẫn HOt lắm, chứ chưa có hạ nhiệt, nói chung ở cạnh Trung Quốc thì bao giờ cũng mua bán tấp nập rồi

    3. đóng cửa gì bác, vẫn xuất nhập khẩu ầm ầm, dân mình vẫn mua hàng trung quốc nhiều mà, có làm sao đâu

  4. có kinh nghiệm làm mua hàng trong nước, nhưng chưa từng làm mua hàng nước ngoài, thì đi ứng tuyển doanh nghiệp có nhận vào không?e thấy ngại học quá vì sợ học ko áp dụng được. Nhưng đi phỏng vấn thì người ta cũng đòi hỏi am hiểu nghiệp vụ. Các bạn đã từng làm mua hàng rồi có khó khăn gì không ạ? Bạn đầu mình cứ nghỉ mang chứng chỉ tiếng Anh đi, rồi giao tiếp tiếng Anh là ổn thì nhưng không hề như vậy. Mà em nghĩ em chỉ nên làm mua hàng quốc tế, chứ làm trong nước mãi cũng ko ổn.

  5. Bạn mình từng học ở Lê Ánh có giới thiệu khóa học mua hàng ở đây cho m. Tưởng nó khen lố mà không ô zề chút nào nhé. Thầy cô giảng bài cực kỳ dễ hiểu và nhiệt tình, cũng đăng thông tin tuyển dụng cho lớp mình nữa. Cả bộ phận chăm sóc cũng take care học viên tốt lun ó. OMG, cảm thấy tự tin hơn rất nhiều luôn í. Thực sự là đáng đồng tiền bát gạo, mà học phí cũng vừa phải, rẻ hơn học tiếng Anh nhiều.

  6. làm mua hàng nội địa rồi rời đùng cái sếp báo qua làm quốc tế thì đỡ làm sao đây mn, tính em là em ko biết thì ko làm, ông sếp báo đi học thêm, mà học thì cũng kpit hoc xuất nhập khẩu nói chung hay học mua hàng riêng, bởi mình đã biết gì đâu, coa ai rơi vào hcanh éo le như e ko cơ

  7. em tìm kiếm nhà cùng cấp qua mấy sàn thương mại điện tử em cũng nản quá, không biết học thêm thì có cách gì tốt hơn không? quá bết bát luôn òi.
    chỗ học mua hàng thì bên nào dạy tìm kiếm mặt hàng mà mình cần không nhỉ

    1. mình nghĩ phải tìm đa dạng hơn, chứ tìm qua sàn cũng hên xui, khóa học mua hàng nào cũng dạy về kỹ năng tìm kiếm nhà cung cấp hết, quan trọng b vận dụng được đến đâu thôi

  8. nghe nói học vilas lý thuyết nhiều nhưng được cái nếu học tầm hơn 10 khóa sẽ đủ để cấp chứng chỉ quốc tế phải không mn? đi làm có cần phải có chứng chỉ quốc tế này khong ạ? đọc mấy tin tuyển dụng nhưng m lại ko thấy yêu cầu phải có chứng chỉ này

  9. Kiên quyết đi theo kinh doanh quốc tế nhưng gia đình lại bắt học kế toán cho ổn định và còn làm cho gia đình luôn, nhưng em thì vẫn thích mảng này. mọi người làm trái ngành xuất nhập khẩu nhiều đúng ko, có bị phân biệt đối xử gì ko ta

  10. ngán làm sale support chuyển qua mua hàng thì người ta có nhận ko ta,
    bên mảng mua hàng có yêu cầu kinh nghiệm nhiều không

  11. học purchasing với sale xuất khẩu cái nào lương cao hơn mn ơi? Em phân vân vì mục tiêu là làm vị trí nào kiếm nhiều tiền càng tốt, kỹ năng m ok

    1. sale xuất khẩu cao hơn bác ơi, nên là người ta làm sao đào thải nhiều, nhưng nếu trụ lại với nghề này, làm tốt thì lương khủng phết, có anh bạn m làm 1 tháng bằng người ta làm cả năm rồi, nên m cũng đang tìm hiểu về cả 2 cái này này

  12. Không hiểu sao chứ em cứ học online là em buồn ngủ, mà em đang tìm khóa học purchasing thì chỉ thấy dạy online, nhờ ad review cho khóa học purchasing học trực tiếp dc không ạ?

  13. em đang tìm cho ông anh khóa học ngắn hạn thực tế về purchasing.
    Em có search google thì thấy được 2 nơi nổi trội nhất là Lê Ánh với Hà Lê mà không chắc học bên nào thì tốt hơn, mong dc mn chỉ giáo

    1. Hà Lê có học đâu, sao mình gọi điện lên thì bảo khóa học purchasing chưa mở lớp, phải chờ lịch khai giảng, tìm trên mạng là 1 chuyện chứ thực sự có phải lúc nào cũng như thế đâu.

  14. Kbit bài viết có cập nhật lương cho nhân viên thu mua không nhỉ, sao thấy thấp hơn ngoài, đang tìm hieur mảng này hào hứng vì lương cao mà mức kia thì có vẻ sai sai

  15. Vlas dạy mua hàng lấy chứng chỉ hay sao vây mọi người, chứ đọc thấy dạy có vẻ thiên về lý thuyết nhiều, còn Lê Ánh thì học mấy cái tìm kiếm nhà cung cấp với đàm phán thấy rất phù hợp với nhu cầu của mình, có ai học Lê Ánh chưa ạ?em thấy cũng ít lịch học.

  16. học này là thực hành tìm kiếm nhà cung cấp cho mặt hàng mình cần đúng không, biết này đi học bên Lê Ánh có phải oki k, m đi học 1 khóa học ở bên trung tâm gì ở sg, học xong mà vẫn chưa ứng dụng dc, biết đến khóa học mua hàng này sớm hơn thì tốt biết bao

  17. Sinh viên học chuyên ngành kinh doanh quốc tế ra trường mà còn phải đi học thêm thì mình học ngành xây dựng liệu có cửa với nghề xuất nhâp khẩu này ko, mì tìm hiểu thì thấy có vị trí đi ra ngoài cảng thì lại đúng nghề anh em xây dựng mì quá

  18. Có khóa học purchasing dạy từ đầu không nhỉ? hay là phải học xuất nhập khẩu rồi mới học được purchasing ạ?

  19. công ty gần nhà em đang tuyển mua hàng yêu cầu tiếng Anh tốt nên em cũng có ý định học khóa học mua hàng, mặc dù em học ngôn ngữ anh nhưng em chuyển hẳn sang mua hàng cũng hơi mạo hiểm nên em tính đi học 1 khóa học chắc là okela nhỉ? Em chưa biết gì nên còn lấn cấn quá

  20. có anh.chị nào làm Procurement chưa ạ, em sợ khó nên em tính làm purchasing trước, ngành học của em học về Procurement em thấy khó làm quá, ko biết làm purchasing rồi chuyển qua làm Procurement đúng chuyên ngành của em thì có dễ dàng hơn k

  21. Procurement và Purchasing có khác nhau như nào vậy mn, sao m thấy nó giống giống nhau, m hay bị nhầm nhiều khi họ tuyển mà m ko rõ là m phù hợp với vị trí nào hơn

  22. em đang làm mua hàng nội địa, nhưng gần đây cty đnag mở rộng thị trường sang châu Âu, nên em muốn tìm học mua hàng quốc tế thì em học khóa học mua hàng puchasing này có phù hợp không ạ?
    mong được anh chi có kinh nghiệm tư vấn thêm ạ

    1. mua hàng quốc tế phức tạp hơn nhiều, ko học vẫn làm được mà nó khó hơn á, trước t cũng định tự mày mò rồi làm nhưng nhiều thứ vướng tùm lum, học xong 1 khóa học purchasing thì ổn áp hơn nhen

  23. nếu muốn học cả mua hàng quốc tế và mua hàng nội địa thì học ở đâu dạy cả vậy ạ em chỉ thấy có khóa học purchasing mua hàng quốc tế thôi ạ

  24. Cho hỏi bên Lê Ánh trong quá trình đào tạo, liệu có buổi học thực tế hoặc các hoạt động đến doanh nghiệp để áp dụng kiến ​​thức vào thực tế công việc ko?

  25. cho em hỏi có thực sự phải cần học mua hàng nếu em đã học ngành kinh doanh quốc tế ko ạ? em mới đang năm 3 nhưng em cũng đang tìm hiểu thì mọi người khuyên nên học thêm xuất nhập khẩu với học mua hàng ạ

  26. đầu tư hơn chục triệu học 1 khóa học mua hàng liệu có ra ngô ra khoai ko nhỉ các bác, tại thấy có bên dạy học phí có 3 – 4tr, ko rõ có gì khác nhau

  27. Mình đang tính đăng ký khóa học mua hàng chuyên sâu bên Lê Ánh để kịp học xong trước tết, sang năm mới đi xin việc luôn. Học Lê Ánh chắc oke mọi người nhỉ? Ai học khóa này rồi cho mình ít ý kiến cá nhân với

  28. Em học trái ngành và đang hướng đến làm vị trí mua hàng. Thì có cần học 1 khóa cơ bản trước không hay học luôn Khóa Mua hàng được ạ?

  29. Cho em hỏi, trước em chỉ mua hàng trong nước, chưa làm mua hàng quốc tế bao giờ, nhưng tiếng Anh cũng khá, và có muốn chuyển sang bên mảng này. nói thật là em thấy bên mua hàng quốc tế lương lậu ok hơn. thì nên bắt đầu học từ đâu vậy mọi người nhỉ

  30. em chủ yếu làm mua hàng nội địa, check giá các bên, làm hợp đồng. giờ em muốn tăng lương, nên muốn đi học thêm để xin làm mua hàng quốc tế ạ. Xin hỏi anh chị ở đây thêm kinh nghiệm ạ. Ngoài ra, ai biết học mua hàng quốc tế ở đâu tốt vậy ạ

  31. Rất là khó phân biệt purchasing với procurement, m thấy có chỗ tuyển procurement nhưng mình thì học về kinh doanh quốc tế, thấy yêu cầu công việc khóa quá, nếu học khóa học purchasing thì có làm dc procurement ko ạ?

    1. Theo m thấy thì procurement nó rộng hơn, nhưng nếu làm purchasing rồi thì có thể làm dc, vì cái purchasing nó là cốt lõi công việc bên procurement rồi b ơi

  32. theo mình thì làm mua hàng sẽ nhiều rủi ro hơn ý, đặc biệt là nếu ko có kiến thức chắc, ko kinh nghiệm, ko thành thục kỹ năng mua hàng thì bị lừa, rồi bị delay hàng, xử lý ko kịp thì hàng bị thế này thế kia, nói chung là nhiều. Nên là nếu cứ tốt nghiệp đại học ra trường đi làm mua hàng thì còn phải học dài dài

  33. em đang rất phân vân đi theo nhân viên chứng từ hoặc là nhân viên thu mua… hiện đang là sinh viên năm 3 chuyên ngành kinh tế quốc tế và có định hướng gắn bó lâu dài với ngành này ạ. Trước em có đi thực tập vị trí thu mua thì cảm thấy cũng khá khó, e xin tips để có thể làm tốt mảng này ạ

    1. mình thấy mua hàng hay chứng từ thì đều có cái khó riêng, nhưng nếu mình có ngoại ngữ tốt thì mình sẽ chọn mua hàng vì có thể thu nhập sẽ cao hơn vị trí chứng từ ý b

    2. Mình học xây dựng mà còn làm được xuất nhập khẩu nè, nên bạn cứ trải nghiệm đi, làm bất cứ vị trí nào trong ngành để tích lũy, còn theo đuổi đc hay ko là do đam mê nữa

    3. Bỏ ý tưởng làm chứng từ đi bạn ơi, làm lấy kinh nghiệm 1-2 năm là quá rồi ấy, lương ít, việc nhiều, sai thì đền tiền… sau 5-10 năm nếu giỏi lương bạn có thể x2 x3 nhưng lúc đó khối lượng công việc với trách nhiệm công việc nó x5 x10 :))) theo góc nhìn của mình thì nó rất ko xứng đáng, có thể tham khảo vị trí thu mua quốc tế.

    1. thực ra giờ xu thế ngta toàn day jonline ý, mình thì thấy nếu tập trung dc thì học online cung dc, mảng mua hàng này cũng ko có nhiều vấn đề lắm, học online vẫn ok thoi

    2. Mình thì cũng muốn học trực tiếp nhưng hỏi bên Lê Ánh cũng là đào tạo mua hàng onl ý b, khó quá chả có chỗ nào dạy off

  34. Em thấy vị trí thu mua tuyển dụng nhiều nên có dự định học thu mua ạ, nếu chỉ có tiếng Trung thôi thì có lm dc ko ạ?

    1. Nếu bạn có tiếng Trung, đó chắc chắn là một lợi thế rất lớn khi làm trong lĩnh vực thu mua, đặc biệt khi bạn làm việc với các nhà cung cấp hoặc đối tác từ Trung Quốc. Tiếng Trung không chỉ giúp bạn giao tiếp trực tiếp mà còn giúp hiểu rõ hơn các yêu cầu và điều khoản hợp đồng, từ đó tránh được nhiều rủi ro khi làm việc.

    2. nhưng nếu bạn chỉ có tiếng Trung mà chưa có kinh nghiệm hoặc kiến thức chuyên môn về thu mua, mình khuyên bạn nên tham gia một khóa học chuyên sâu về lĩnh vực này để tự tin hơn khi ứng tuyển và làm việc. Những trải nghiệm thực tế từ khóa học sẽ giúp bạn không chỉ hiểu rõ quy trình thu mua mà còn có thể áp dụng vào công việc ngay lập tức.

    1. Nếu bạn thích nói nhiều, giao tiếp giỏi và chịu được áp lực doanh số, thì sales xuất khẩu là chân ái. Công việc này năng động, gặp gỡ khách hàng, cơ hội đi công tác nước ngoài, nhưng đôi khi bị khách hủy đơn hoặc ép giá thì cũng phải mặt dày mà thương lượng bạn nhé

    2. nếu bạn thích ngồi văn phòng, công việc nhẹ nhàng hơn, ít phải chạy đua doanh số, thì làm mua hàng (purchasing) phù hợp hơn. Chủ yếu là làm việc với nhà cung cấp, đàm phán giá cả và quản lý đơn hàng. Tuy nhiên, đôi khi cũng phải đau đầu vì nhà cung cấp delay hoặc hàng hóa không đạt yêu cầu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *