Khi thuyết trình, để thuyết phục người khác đồng thời thu hút bài nói của mình hơn, người thực hiện nên kết hợp với sử dụng ngôn ngữ cơ thể.
>>>> Xem thêm: Tố chất của một nhân viên xuất nhập khẩu
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể được coi là kỹ năng quan trọng trong thuyết trình, thông qua nó, người nghe có thể nhìn nhận về người thuyết trình và đánh giá về họ.
1. Các nguyên tắc sử dụng ngôn ngữ cơ thể khi thuyết trình
a. Một số điều nên áp dụng trong ngôn ngữ đôi tay
Khi bạn thuyết trình, nếu bạn cứ thường xuyên khua tay múa chân, lóng ngóng thì thể hiện rõ bạn đang run và không đủ tự tin để thuyết trình. quy trình tín dụng
- Nguyên tắc để bàn tay trong khoảng từ trên phía thắt lưng và trong khoảng dưới cằm:
Nếu vung tay cao quá thì có thể khiến tay che mặt, khả năng truyền âm kém hơn, còn nếu vung tay thấp quá thì người khác sẽ không thấy cử chỉ của tay bạn. Khi để tay từ trên phía thắt lưng và trong khoảng dưới cằm thuận tiện cho người thuyết trình nhất, tạo cảm giác thoải mái và trông tự nhiên nhất.
- Nguyên tắc vung tay “trong ra, dưới lên”
Hướng đưa tay nên tuân thủ theo hướng từ trong ra ngoài, và hướng từ dưới lên.
- Nguyên tắc ngửa tay, và các ngón tay khép lại. forum kế toán
Khi để lòng bàn tay ngửa bày tỏ sự mong đợi, thu thập ý kiến, nếu làm ngược lại thì hàm ý đè nén, dồn ép thính giả thì chỉ phù hợp cho những người mạnh mè, quyền lực. Đồng thời khi khép các ngón tay bày tỏ sự nghiêm túc, ngón tay mở mang lại cảm giác thiếu sinh lực, thiếu nhiệt tình, cảm giác ta đang vơ vét, cào cấu cái gì đó từ bên ngoài vào.
Bạn đừng nên chỉ giữ bàn tay trong một vị trí nhất định, cũng đừng nên khua tay loạn xạ, nên áp dụng cách làm cho bản thân cảm thấy thoải mái nhưng không khiến khán giả quá phiền là được. học xuất nhập khẩu online
b. Một số điều nên tránh trong ngôn ngữ đôi tay
- Khoanh tay: học xuất nhập khẩu online tại tphcm
Cách thể hiện này tạo sự xa cách, phòng thủ, khi người khoanh tay nghĩa là họ chưa cởi mở, đang dò xét.
- “Hoa chân múa tay” quá nhiều, liên tục:
Tạo cảm giác mệt mỏi cho thính giả.
- Cho tay vào túi quần:
Mang lại cảm giác kênh kiệu, thiếu hoà nhập.
- Trỏ tay:
Không ai thích bị trỏ tay vào mặt vì vậy khi thuyết trình chúng ta cũng không nên chỉ tay vào thính giả.
- Cầm bút hay que chỉ: chứng chỉ hành nghề kế toán là gì
Tránh vì khi cầm bút trên tay, bàn tay của ta sẽ không thể vung linh hoạt tự nhiên được. Hơn nữa, cầm đồ vật trên tay ta cũng sẽ rất dễ vung nó theo đà tay vung.
Xem thêm: Lớp học kế toán thực hành tại Hà Nội
2. Một số ngôn ngữ cơ thể khi thuyết trình mà bạn có thể áp dụng
- Sử dụng nguyên tắc cái hộp
Sự dụng nguyên tắc cái hộp đồng nghĩa với việc để bàn tay trong khoảng từ trên phía thắt lưng và trong khoảng dưới cằm nhưng có giới hạn cả hai bên, tức là cử chỉ tay không nên quá rộng so với cơ thể mình.
Nguyên tắc này được Bill Clinton áp dụng, bằng cách tưởng tượng ra một cái hộp ở trước ngực và bụng và chỉ giới hạn vung tay trong khoảng phạm vi cái hộp đó.
- Sử dụng nguyên tắc giữ bóng hoc khai bao hai quan
Hãy thử tưởng tượng hai tay của bạn đang giữ một quả bóng, và hai tay của bạn cử chỉ bằng cách xoay tay xung quang quả bóng đó. Sử dụng nguyên tắc này thể hiện người thuyết trình có sự tự tin và kiểm soát tốt lời nói và cử chỉ của mình.
Nguyên tắc này thường được Steve Jobs áp dụng.
- Sử dụng nguyên tắc kim tự tháp
Nếu bạn đang lo lắng, thì tốt nhất là nên cố định hai tay của mình tránh trường hợp vung tay lung tung. Một trong những cách thể hiện được nhiều người áp dụng là cố định hai tay theo hình kim tự tháp.
Tuy nhiên sử dụng ngôn ngữ cơ thể theo hình thức này nên tránh biểu cảm kiêu ngạo hay tự mãn, khiến cho người khác không thoải mái.
Nguyên tắc này thường được các nhà điều hành áp dụng.
Ngoài ra có một số cử chỉ cơ thể khác như:
- Đứng dạng rộng hai chân
Cách thể hiện này, khiến người khác cảm thấy bạn có sự chắn chắn, ý chí kiên định, thể hiện rõ tư duy của một người.
- Ngửa hai bàn tay
Cách thể này này cho thấy sự cởi mở và trung thực của người thuyết trình.
- Úp hai bàn tay
Cách thể này này cho thấy trái ngược với ngửa bàn tay, sẽ khiến người thuyết trình trở nên mạnh mẽ, quyền lực và quyết đoán.
Mong rằng bài viết của Gentracofeed giúp bạn có thêm kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể khi thuyết trình trước đám đông.
>>>>> Bài viết xem nhiều: Nên học xuất nhập khẩu ở đâu