Khi tham gia đầu tư chứng khoán nhà đầu tư nên nắm và hiểu rõ các thuật ngữ trong chứng khoán. Có kiến thức sẽ giúp bạn đưa ra những lựa chọn và quyết định đầu tư hiệu quả nhất. Bài viết sau Gentracofeed chia sẻ chi tiết đến bạn đọc Các thuật ngữ trong chứng khoán cho người mới bắt đầu.
1. Các thuật ngữ trong chứng khoán là gì?
Thuật ngữ chứng khoán là những từ ngữ đặc biệt được nhà đầu tư dùng trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, liên quan tới kỹ thuật đầu tư, các chỉ số giao dịch, phương thức giao dịch về thị trường chứng khoán.
2. Các khái niệm về chứng khoán
Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện bằng hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử. Chứng khoán bao gồm các loại: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, chứng khoán phái sinh.
Chứng khoán gồm các loại
– Chứng khoán cổ phần: là những giấy tờ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, lưu hành trên thị trường và chứng nhận quyền sở hữu một phần tài sản của đối tượng nắm giữ giấy tờ. Chứng khoán cổ phần là cổ phiếu phổ thông của một công ty cổ phần phát hành. Khi niêm yết trên thị trường các giấy tờ chứng minh sở hữu được lưu ký tại trung tâm lưu ký chứng khoán và được lưu giữ dạng dữ liệu điện tử trên tài khoản của nhà đầu tư mở tại công ty chứng khoán.
– Chứng khoán nợ: là những giấy tờ, chứng chỉ điện tử hoặc bút toán ghi sổ, lưu hành trên thị trường, chứng nhận mối quan hệ chủ nợ của người nắm giữ giấy tờ, chứng chỉ đó đối với người phát hành.
Chứng khoán nợ bao gồm Trái phiếu (có thể là trái phiếu nhà nước, trái phiếu công ty…) và các chứng khoán phái sinh (như các quyền chọn, hợp đồng quy đổi – Swap, hợp đồng tương lai, Hợp đồng kỳ hạn).
Ở các nền kinh tế phát triển, loại chứng khoán nợ là thứ có tỷ trọng giao dịch áp đảo trên các thị trường chứng khoán. Còn ở những nền kinh tế nơi mà thị trường
chứng khoán mới được thành lập, thì loại chứng khoán cổ phần lại chiếm tỷ trọng giao dịch lớn hơn. Công ty hay tổ chức phát hành chứng khoán được gọi là đối tượng phát hành.
Các khái niệm cơ bản về chứng khoán
– Cổ phiếu là gì?
Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.
– Trái phiếu là gì?
Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.
– Chứng chỉ quỹ là gì?
Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đầu tư chứng khoán.
– Chứng quyền là gì?
Chứng quyền là loại chứng khoán được phát hành cùng với việc phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi, cho phép người sở hữu chứng quyền được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông nhất định theo mức giá đã được xác định trước trong khoảng thời gian xác định.
– Chứng quyền có bảo đảm là gì?
Chứng quyền có bảo đảm là loại chứng khoán có tài sản đảm bảo do công ty chứng khoán phát hành, cho phép người sở hữu được quyền mua (chứng quyền mua) hoặc được quyền bán (chứng quyền bán) chứng khoán cơ sở với tổ chức phát hành chứng quyền có bảo đảm đó theo mức giá đã được xác định trước, tại một thời điểm hoặc trước một thời điểm đã được ấn định hoặc nhận khoản tiền chênh lệch giữa giá thực hiện và giá chứng khoán cơ sở tại thời điểm thực hiện.
– Quyền mua cổ phần là gì?
Quyền mua cổ phần là loại chứng khoán do công ty cổ phần phát hành nhằm mang lại cho cổ đông hiện hữu quyền được mua cổ phần mới theo điều kiện đã được xác định.
– Chứng chỉ lưu ký là gì?
Chứng chỉ lưu ký là loại chứng khoán được phát hành trên cơ sở chứng khoán của tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
– Chứng khoán phái sinh là gì?
Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng, bao gồm hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, trong đó xác nhận quyền, nghĩa vụ của các bên đối với việc thanh toán tiền, chuyển giao số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định trong khoảng thời gian hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai.
– Tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh là gì?
Tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh (sau đây gọi là tài sản cơ sở) là chứng khoán, chỉ số chứng khoán hoặc tài sản khác theo quy định của Chính phủ được sử dụng làm cơ sở để xác định giá trị chứng khoán phái sinh
– Hợp đồng quyền chọn là gì?
Hợp đồng quyền chọn là loại chứng khoán phái sinh, xác nhận quyền của người mua và nghĩa vụ của người bán để thực hiện một trong các giao dịch sau đây:
+ Mua hoặc bán số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá thực hiện đã được xác định tại thời điểm trước hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai;
+ Thanh toán khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản cơ sở đã được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng và giá trị tài sản cơ sở tại thời điểm trước hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai.
– Hợp đồng tương lai là gì?
Hợp đồng tương lai là loại chứng khoán phái sinh niêm yết, xác nhận cam kết giữa các bên để thực hiện một trong các giao dịch sau đây:
+ Mua hoặc bán số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định vào ngày đã xác định trong tương lai;
+ Thanh toán khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản cơ sở đã được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng và giá trị tài sản cơ sở vào ngày đã xác định trong tương lai.
– Hợp đồng kỳ hạn là gì?
Hợp đồng kỳ hạn là loại chứng khoán phái sinh giao dịch thỏa thuận, xác nhận cam kết giữa các bên về việc mua hoặc bán số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định vào ngày đã xác định trong tương lai.
– Hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán là gì?
Hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán bao gồm hoạt động chào bán, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng khoán, công bố thông tin, quản trị công ty đại chúng và các hoạt động khác được quy định tại Luật này.
– Đầu tư chứng khoán là gì?
Đầu tư chứng khoán là việc mua, bán, nắm giữ chứng khoán của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.
– Nhà đầu tư là gì?
Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán.
– Nhà đầu tư chiến lược là gì?
Nhà đầu tư chiến lược là nhà đầu tư được Đại hội đồng cổ đông lựa chọn theo các tiêu chí về năng lực tài chính, trình độ công nghệ và có cam kết hợp tác với công ty trong thời gian ít nhất 03 năm.
– Cổ đông lớn là gì?
Cổ đông lớn là cổ đông sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một tổ chức phát hành.
– Chào bán chứng khoán ra công chúng là gì?
Chào bán chứng khoán ra công chúng là việc chào bán chứng khoán theo một trong các phương thức sau đây:
+ Chào bán thông qua phương tiện thông tin đại chúng,
+ Chào bán cho từ 100 nhà đầu tư trở lên, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;
+ Chào bán cho các nhà đầu tư không xác định.
– Chào bán chứng khoán riêng lẻ là gì?
Chào bán chứng khoán riêng lẻ là việc chào bán chứng khoán không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 19 Điều này và theo một trong các phương thức sau đây:
+ Chào bán cho dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;
+ Chỉ chào bán cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
– Tổ chức phát hành là gì?
Tổ chức phát hành là tổ chức thực hiện chào bán, phát hành chứng khoán.
– Tổ chức kiểm toán được chấp thuận là gì?
Tổ chức kiểm toán được chấp thuận là tổ chức kiểm toán độc lập thuộc danh sách các tổ chức kiểm toán được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận kiểm toán theo quy định của Luật này và pháp luật về kiểm toán độc lập.
– Bản cáo bạch là gì?
Bản cáo bạch là tài liệu hoặc dữ liệu điện tử công khai những thông tin chính xác, trung thực, khách quan liên quan đến việc chào bán hoặc niêm yết chứng khoán của tổ chức phát hành.
– Niêm yết chứng khoán là gì?
Niêm yết chứng khoán là việc đưa chứng khoán có đủ điều kiện niêm yết vào giao dịch trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán niêm yết.
– Đăng ký giao dịch là gì?
Đăng ký giao dịch là việc đưa chứng khoán vào giao dịch trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết.
– Hệ thống giao dịch chứng khoán là gì?
Hệ thống giao dịch chứng khoán bao gồm hệ thống giao dịch cho chứng khoán niêm yết và hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết, do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam (sau đây gọi là Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con) tổ chức, vận hành.
– Thị trường giao dịch chứng khoán là gì?
Thị trường giao dịch chứng khoán là địa điểm hoặc hình thức trao đổi thông tin để tập hợp lệnh mua, bán và giao dịch chứng khoán.
– Kinh doanh chứng khoán là gì?
Kinh doanh chứng khoán là việc thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và cung cấp dịch vụ về chứng khoán theo quy định tại Điều 86 của Luật này.
– Môi giới chứng khoán là gì?
Môi giới chứng khoán là việc làm trung gian thực hiện mua, bán chứng khoán cho khách hàng.
– Tự doanh chứng khoán là gì?
Tự doanh chứng khoán là việc công ty chứng khoán mua, bán chứng khoán cho chính mình.
– Bảo lãnh phát hành chứng khoán là gì?
Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc cam kết với tổ chức phát hành nhận mua một phần hoặc toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết hoặc cố gắng tối đa để phân phối số chứng khoán cần phát hành của tổ chức phát hành.
– Tư vấn đầu tư chứng khoán là gì?
Tư vấn đầu tư chứng khoán là việc cung cấp cho khách hàng kết quả phân tích, báo cáo phân tích và đưa ra khuyến nghị liên quan đến việc mua, bán, nắm giữ chứng khoán.
– Đăng ký chứng khoán là gì?
Đăng ký chứng khoán là việc ghi nhận thông tin về tổ chức phát hành, chứng khoán của tổ chức phát hành và người sở hữu chứng khoán.
– Lưu ký chứng khoán là gì?
Lưu ký chứng khoán là việc nhận ký gửi, bảo quản, chuyển giao chứng khoán cho khách hàng, giúp khách hàng thực hiện các quyền liên quan đến chứng khoán lưu ký.
– Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán là gì?
Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán là hoạt động quản lý theo ủy thác của từng nhà đầu tư trong việc mua, bán, nắm giữ chứng khoán và các tài sản khác của nhà đầu tư.
– Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán là gì?
Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán là hoạt động quản lý trong việc mua, bán, nắm giữ chứng khoán và các tài sản khác của quỹ đầu tư chứng khoán.
– Quỹ đầu tư chứng khoán là gì?
Quỹ đầu tư chứng khoán là quỹ hình thành từ vốn góp của nhà đầu tư với mục đích thu lợi nhuận từ việc đầu tư vào chứng khoán hoặc vào các tài sản khác, kể cả bất động sản, trong đó nhà đầu tư không có quyền kiểm soát hằng ngày đối với việc ra quyết định đầu tư của quỹ.
– Quỹ đại chúng là gì?
Quỹ đại chúng là quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng.
– Quỹ mở là gì?
Quỹ mở là quỹ đại chúng mà chứng chỉ quỹ đã chào bán ra công chúng phải được mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư.
– Quỹ đóng là gì?
Quỹ đóng là quỹ đại chúng mà chứng chỉ quỹ đã chào bán ra công chúng không được mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư.
– Quỹ thành viên là gì?
Quỹ thành viên là quỹ đầu tư chứng khoán có số thành viên tham gia góp vốn từ 02 đến 99 thành viên và chỉ bao gồm thành viên là nhà đầu tư chứng khoán
chuyên nghiệp.
– Quỹ hoán đổi danh mục là gì?
Quỹ hoán đổi danh mục là quỹ mở hình thành từ việc tiếp nhận, hoán đổi danh mục chứng khoán cơ cấu lấy chứng chỉ quỹ. Chứng chỉ quỹ hoán đổi danh mục được niêm yết và giao dịch trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán niêm yết.
– Quỹ đầu tư bất động sản là gì?
Quỹ đầu tư bất động sản là quỹ đầu tư chứng khoán được đầu tư chủ yếu vào bất động sản và chứng khoán của tổ chức phát hành là tổ chức kinh doanh bất động sản có doanh thu từ việc sở hữu và kinh doanh bất động sản tối thiểu là 65% tổng doanh thu tính trên báo cáo tài chính năm gần nhất.
– Thông tin nội bộ là gì?
Thông tin nội bộ là thông tin liên quan đến công ty đại chúng, tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch, quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng chưa được công bố mà nếu được công bố có thể ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán của tổ chức này.
– Người nội bộ là gì?
Người nội bộ là người giữ vị trí quan trọng trong bộ máy quản trị, điều hành của doanh nghiệp, quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, bao gồm:
+ Người nội bộ của doanh nghiệp là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng thành viên, người đại diện theo pháp luật, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), Giám đốc tài chính, Kế toán trưởng và các chức danh quản lý tương đương do Đại hội đồng cổ đông bầu hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm; Trưởng Ban kiểm soát và thành viên Ban kiểm soát (Kiểm soát viên), thành viên Ban kiểm toán nội bộ; thư ký công ty, người phụ trách quản trị công ty, người được ủy quyền công bố thông tin;
+ Người nội bộ của quỹ đại chúng hoặc công ty đầu tư chứng khoán đại chúng là thành viên Ban đại diện quỹ đại chúng, thành viên Hội đồng quản trị công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, người điều hành quỹ đại chúng, người điều hành công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, người nội bộ của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.
– Người có liên quan là gì?
Người có liên quan là cá nhân hoặc tổ chức có quan hệ với nhau trong các trường hợp sau đây:
+ Doanh nghiệp và người nội bộ của doanh nghiệp đó; quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng và người nội bộ của quỹ đại chúng hoặc công ty đầu tư chứng khoán đại chúng đó;
+ Doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân sở hữu trên 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết hoặc vốn góp của doanh nghiệp đó;
+ Tổ chức, cá nhân mà trong mối quan hệ với tổ chức, cá nhân khác trực tiếp, gián tiếp kiểm soát hoặc bị kiểm soát bởi tổ chức, cá nhân đó hoặc cùng với tổ chức, cá nhân đó chịu chung một sự kiểm soát;
+ Cá nhân và bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của cá nhân đó;
+ Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán do công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán đó quản lý;
+ Quan hệ hợp đồng trong đó một tổ chức, cá nhân là đại diện cho tổ chức, cá nhân kia;
+ Tổ chức, cá nhân khác là người có liên quan theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
– Người hành nghề chứng khoán là gì?
Người hành nghề chứng khoán là người được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán và làm việc tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam và chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi là chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam), công ty đầu tư chứng khoán.
– Tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch là gì?
Tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch là tổ chức có chứng khoán phát hành được niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán.
3. Tìm hiểu các thuật ngữ trong chứng khoán
3.1. Các thuật ngữ viết tắt trong chứng khoán
– Mã cổ phiếu (Chứng khoán)
– ĐCGN (Giá Đóng cửa gần nhất hay Giá tham chiếu – TC, hay Giá vàng)
– Giá trần (ký hiệu CE – viết tắt của từ Cell, hay giá Tím)
– Giá sàn (ký hiệu – viết tắt của từ Floor, hay giá Xanh lam)
– Bên mua (hay Dư mua)
– Bên bán (Dư bán)
– Cao nhất (giá khớp cao nhất trong phiên)
– Thấp nhất (giá khớp thấp nhất trong phiên)
– Khớp lệnh, Giá khớp, KLTH (Khối lượng thực hiện mỗi lệnh hay KL khớp)
– Thay đổi (hay +/- so với giá Tham chiếu)
– TKL đã khớp (tổng khối lượng khớp)
– Thỏa thuận (Giao dịch thỏa thuận không qua khớp lệnh trực tiếp trên sàn)
– NN mua (Nước ngoài mua), NN bán (Nước ngoài bán)…
3.2. Các thuật ngữ chứng khoán bằng tiếng Anh
Sell and buy: Mua và bán
Exchange traded funds (ETF): quỹ hoán đổi danh mục (quỹ chỉ số chứng khoán)
Stock market: Thị trường chứng khoán
Stock: Cổ phiếu
Go up/rise: Tăng
Go down/fall/decline/depreciate: Giảm
Rise suddenly/jump/boom/soar/skyrocket: Tăng vọt
Take a nose dive/collapse/slump/drop sharply: Giảm đột ngột
Bull market: Thị trường bò tót (thị trường theo chiều giá lên)
Bear market: Thị trường gấu (thị trường theo chiều giá xuống)
Limit up: Giá trần
Limit down: Giá sàn
Capital reduction: Giảm vốn
Opening price: Giá mở cửa/giá đầu ngày
Closing price: Giá đóng cửa/giá cuối ngày
Fundamental Analysis: phân tích cơ bản
Macro analysis: Phân tích vĩ mô
Industry analysis: Phân tích ngành
Fiscal policy: chính sách tài khóa
Monetary policy: chính sách tiền tệ
Profitability: Khả năng sinh lời
Market beta: Hệ số beta
Capital expenditure: Chi phí vốn
Dividend yield: Tỷ lệ cổ tức
Stock price: Giá cổ phiếu
Institutional investors: Nhà đầu tư tổ chức
Foreign investors: Nhà đầu tư nước ngoài
Investment trust: Ủy thác đầu tư
Dealer: Đại lý
Margin trading: Giao dịch ký quỹ
Financial derivatives: Sản phẩm tài chính phái sinh
Moving average (MA) – Trung bình động: Chi phí trung bình của các nhà đầu tư.
3.3. Các thuật ngữ chứng khoán quốc tế
- Bản cáo bạch (Prospectus)
Công ty khi phát hành chứng khoán ra công chúng cần có Bản cáo bạch hay còn gọi là Bản công bố thông tin để nêu ra những quyền lợi của người mua chứng khoán. Nếu công ty bạn định đầu tư không có thông tin thì bạn nên xem xét lại mặc dù những đợt chào hàng lần đầu thường mang lại lợi nhuận cao nhưng rủi ro vẫn tồn tại và không có gì bảo đảm cho bạn.
- Bán cổ phần khơi mào (Equity Carve Out)
Là hoạt động bán cổ phần khơi mào hay còn gọi với cái tên là chia tách một phần. Đây là hoạt động xảy ra khi công ty mẹ tiến hành bán ra một lượng nhỏ (dưới 20%) cổ phần của công ty con mà công ty mẹ đang nắm quyền sở hữu.
- Bán khống (Short Sales)
Short sales hay Short selling hoặc Shorting trong tài chính là một nghiệp vụ chỉ có trên thị trường tài chính được thực hiện nhằm mục đích thu thập lợi nhuận thông qua việc giảm giá chứng khoán.
- Bán tháo (Bailing Out)
Bán tháo chỉ việc bán nhanh hay bán gấp một loại chứng khoán hay một loại hàng hóa nào đó bất chấp giá cả cao hay thấp nhằm mục đích cứu vãn thua lỗ khi chứng khoán hay mặt hàng này đang theo chiều rớt giá trên thị trường. Với thị trường chứng khoán, mọi thông tin đều là tài nguyên quý giá và chỉ cần một tín hiệu “không lành” đã có thể gây lên hiện tượng bán tháo những tài nguyên này.
- Báo cáo tài chính (Financial Statement)
Báo cáo tài chính là các bản ghi chính thức về tình hình các hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.
- Bảo lãnh (Underwrite)
Bảo lãnh dùng để chỉ việc một người hoặc một tổ chức chấp nhận rủi ro mua một loại hàng hóa hay cổ phiếu nào đó để đổi lấy cơ hội nhận được những món lời khác.
- Bẫy giảm giá (Bear Trap)
Là một loại tín hiệu giả cho thấy dường như chứng khoán đang có dấu hiệu đảo chiều và đang bắt đầu giảm giá sau một đợt tăng liên tiếp để thu hút những nhà đầu tư mới.
- Bẫy tăng giá (Bull Trap)
Ngược với bẫy giảm giá thì bẫy tăng giá là một dạng một tín hiệu giả cho thấy dường như chứng khoán đang có dấu hiệu tăng giá sau một đợt sụt giảm liên tiếp.
- Biên an toàn (Margin Of Safety)
Là một nguyên lý đầu tư trong đó nhà đầu tư chỉ mua chứng khoán khi giá thị trường thấp hơn nhiều so với giá trị nội tại của chứng khoán đó. Khi mức giá thị trường thấp hơn nhiều so với mức giá nội tại mà nhà đầu tư xác định thì khoảng chênh lệch giữa hai giá trị này được gọi là biên an toàn.
- Bù trừ chứng khoán và tiền (Clearing)
Bù trừ chứng khoán và tiền là khâu hỗ trợ sau giao dịch chứng khoán.
- Cầm cố chứng khoán (Mortgage)
Là một nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán trên cơ sở hợp đồng pháp lý của hai chủ thể tham gia thị trường chứng khoán, trong đó quy định rõ giá trị chứng khoán cầm cố cùng với số tiền vay, lãi suất và nhất là quy định rõ ràng thời hạn trả nợ và phương thức xử lý chứng khoán cầm cố.
- Chênh giá mở cửa thị trường (Opening Gap)
Sự chênh lệch của giá mở cửa thị trường trong giao dịch cổ phiếu là hiện tượng giá cổ phiếu khi mở cửa chênh lệch rất lớn so với giá đóng cửa, thông thường mức chênh giá này là do những thông tin đặc biệt tốt hoặc đặc biệt xấu trong thời gian thị trường đóng cửa gây nên.
- Chênh lệch giá đặt mua/bán (Bid/ Ask Spread)
Đây là mức chênh lệch giữa giá mua và giá bán của cùng một loại chứng khoán (đó có thể là cổ phiếu, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn hay tiền tệ).
- Chứng khoán phái sinh (Derivative)
Là những công cụ được phát hành trên cơ sở của cổ phiếu, trái phiếu và nhằm mục tiêu như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận.
- Cổ phiếu lưu hành trên thị trường (Outstanding Shares)
Cổ phiếu lưu hành trên thị trường là số cổ phần hiện đang được các nhà đầu tư nắm giữ, bao gồm cả các cổ phiếu giới hạn được sở hữu bởi nhân viên của công ty hay cá nhân khác trong nội bộ công ty.
- Cổ phiếu phổ thông (Common Stock)
Cổ phiếu thường hay còn gọi là cổ phiếu phổ thông là loại chứng khoán đại diện cho phần sở hữu của cổ đông trong một công ty hay tập đoàn, cho phép cổ đông có quyền bỏ phiếu và được chia lợi nhuận từ kết quả hoạt động kinh doanh thông qua cổ tức và/hoặc phần giá trị tài sản tăng thêm của công ty theo giá thị trường.
- Cổ phiếu quỹ (Treasury Stock)
Cổ phiếu quỹ là cổ phiếu do công ty phát hành mua ngược lại từ thị trường chứng khoán.
- Cổ phiếu sơ cấp (Primary Stock)
Cổ phiếu sơ cấp là loại cổ phiếu được phát hành lúc thành lập doanh nghiệp hoặc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.
- Cổ phiếu thưởng (Bonus Stock)
Có hai trường hợp thưởng cổ phiếu: thưởng cho người có đóng góp lớn và thưởng cho tất cả các cổ đông.
- Cổ phiếu ưu đãi (Preferred Stock)
Cổ phiếu ưu đãi cho phép cổ đông nắm giữ nó được trả cổ tức trước cổ đông nắm giữ cổ phiếu phổ thông.
- Cổ tức (Dividend)
Cổ tức là một phần lợi nhuận sau thuế được chia cho các cổ đông của một công ty cổ phần.
- Giá trị ghi sổ (Book Value)
Là giá trị cho biết giá trị tài sản của công ty còn lại thực sự là bao nhiêu nếu quyết định ngừng hoạt động kinh doanh.
- Giá trị vốn hóa thị trường (Market Capitalization)
Đây là thước đo quy mô của một doanh nghiệp và đồng thời cũng là tổng giá trị thị trường của doanh nghiệp và được xác định bằng số tiền bỏ ra để mua lại toàn bộ doanh nghiệp này.
- Hệ số giá thị trường trên giá ghi sổ (Price To Book Ratio)
Là hệ số được sử dụng để so sánh giá trị trường của một cổ phiếu với giá trị ghi sổ của loại cổ phiếu đó.
- Hệ số thu nhập trên tài sản (Return On Asset)
Đây là một hệ số dùng để thể hiện sự tương quan giữa mức sinh lợi của một công ty so với tài sản của công ty đó.
- Mô hình xác định giá trị của tài sản vốn (Capital Asset Pricing Model)
Mô hình định giá tài sản vốn đại diện cho các nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư vốn vào bất cứ tài sản gì thì cũng sẽ được bù đắp lại theo hai cách là bù đắp bằng giá trị tiền tệ theo thời gian và giá trị tiền tệ theo rủi ro.
- Thị trường theo chiều giá lên (Bull Market)
Là thị trường chứng khoán hoạt động theo chiều giá lên và có giá các loại chứng khoán tăng nhanh hơn mức bình quân trong lịch sử của chúng trong một thời gian dài với lượng mua bán lớn .
- Thị trường theo chiều giá xuống (Bear Market)
Thị trường theo chiều hướng xuống Giá rớt trong một thời khoảng kéo dài.
- Tính thanh khoản (Liquidity)
Tính thanh khoản được hiểu là việc một loại chứng khoán hay các khoản nợ, khoản phải thu có thể được đổi thành tiền mặt dễ dàng và thuận tiện cho việc thanh toán hay chi trả.
- Trái khoán (Debenture)
Có thể hiểu nôm na đây là một công cụ nợ không được bảo đảm bằng các tài sản hữu hình hoặc kí quỹ nào mà thay vào đó nó được đảm bảo bằng mức độ tin cậy về khả năng trả nợ hay uy tín của công ty phát hành loại trái khoán.
- Trái phiếu (Bond)
Trái phiếu là một chứng nhận chịu lãi do chính phủ hay một doanh nghiệp phát hành trái phiếu dùng để cam kết trả cho người sử hữu trái phiếu một số tiền nhất định.
- Trái phiếu chuyển đổi (Convertible Bond)
Trái phiếu chuyển đổi là loại trái phiếu mà người nắm giữ có thể chuyển đổi chúng thành một lượng cổ phiếu nhất định của công ty phát hành.
- Tỷ lệ cổ tức trên thị giá cổ phần (Dividend Yield)
Chỉ số tỷ lệ cổ tức trên thị giá cổ phần là một công cụ hữu hiệu giúp phản ánh mối quan hệ giữa cổ tức nhà đầu tư nhận được với thị giá của cổ phiếu mà nhà đầu tư mua vào và giúp các nhà đầu tư quyết định nên chọn đầu tư vào doanh nghiệp nào.
- Mệnh giá
Mệnh giá là số tiền ghi trên cổ phiếu hay trái phiếu khi phát hành.
- Thị giá
Thị giá là giá thị trường của các loại chứng khoán được mua – bán trên thị trường giao dịch tập trung.
- Giá niêm yết
Giá niêm yết là mức giá của cổ phiếu được niêm yết trên thị trường chứng khoán trong phiên giao dịch đầu tiên và được hình thành dựa trên mối quan hệ cung – cầu của thị trường.
- Giá khớp lệnh
Giá khớp lệnh là mức giá được xác định từ kết quả khớp lệnh của Trung tâm giao dịch chứng khoán, thỏa mãn được tối đa nhu cầu của người mua và người bán chứng khoán.
- Giá đóng cửa
Giá đóng cửa là giá thực hiện tại lần khớp lệnh cuối cùng trong ngày giao dịch.
- Giá mở cửa
Giá mở cửa là giá đóng cửa của phiên giao dịch hôm trước.
- Giá tham chiếu
Giá tham chiếu là mức giá làm cơ sở cho việc tính dao động giá chứng khoán trong phiên giao dịch.
- Biên độ dao động giá
Biên độ dao động giá là giới hạn giá chứng khoán có thể biến đổi tối đa trong phiên giao dịch so với giá tham chiếu.
- Giá sàn
Giá sàn là mức giá thấp nhất mà một loại chứng khoán có thể được thực hiện trong phiên giao dịch.
- Đơn vị giao dịch
Đơn vị giao dịch là số lượng chứng khoán nhỏ nhất có thể được khớp lệnh tại hệ thống.
- Đơn vị yết giá
Đơn vị yết giá là đơn vị tiền tệ nhỏ nhất mà giá chứng khoán có thể thay đổi.
Ngày thanh toán
+ Ngày thanh toán theo quy định của Trung tâm giao dịch chứng khoán là ngày T + 3, tức là 03 ngày làm việc sau ngày lệnh được thực hiện (không kể ngày Lễ, ngày nghỉ) có nghĩa:
+ Khi lệnh mua chứng khoán được thực hiện, sau 03 ngày chứng khoán mới được chuyển về tài khoản của khách hàng. Khi chứng khoán về tới tài khoản thì bạn mới có các quyền đối với số chứng khoán đó.
+ Khi lệnh bán chứng khoán được thực hiện, sau 03 ngày tiền bán chứng khoán sau mới được chuyển về tài khoản của khách hàng.
- Ngày giao dịch hưởng cổ tức
Ngày giao dịch hưởng cổ tức là ngày mà nhà đầu tư mua cổ phiếu trên thị trường sẽ được hưởng cổ tức của công ty phát hành.
- Ngày giao dịch không hưởng cổ tức
Ngày giao dịch không hưởng cổ tức là ngày mà nhà đầu tư mua cổ phiếu trên thị trường sẽ không được hưởng cổ tức.
4. Học đầu tư chứng khoán ở đâu tốt?
Hiện nay có khá nhiều các khóa học phân tích đầu tư chứng khoán khác nhau, tuy nhiên không phải khóa học nào cũng chất lượng và đáp ứng đúng nhu cầu của người học.
Khi tìm hiểu về các khóa học đầu tư chứng khoán bạn nên xác định đúng nhu cầu của mình, sau đó tìm hiểu kỹ nội dung khóa học có phù hợp hay không, giảng viên giảng dạy có chất lượng không, phản hồi có tốt không…
Nếu bạn muốn tìm kiếm một khóa học giúp bạn từ một người mới chưa biết gì về đầu tư chứng khoán có thể trở thành nhà phân tích đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp thì hãy tham khảo khóa học Gentracofeed Review dưới đây – Khóa học đầu tư chứng khoán được mở bởi Kế toán Lê Ánh.
Khóa học phân tích đầu tư chứng khoán của Lê Ánh được thiết kế từ cơ bản đến nâng cao, không chỉ là nơi trang bị kiến thức cơ bản cho các nhà đầu tư mới tham gia thị trường chứng khoán mà còn là nơi trao đổi, chia sẻ của các nhà đầu tư nhiều kinh nghiệm trên thị trường chứng khoán Việt Nam cùng các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực.
Tham khảo nội dung chi tiết tại: Khóa học đầu tư chứng khoán
Học viên được hỗ trợ, giải đáp các thắc mắc bởi chuyên gia không chỉ trong mà còn cả sau khóa học.
Và những quyền lợi của học viên khác cũng là yếu tố giúp bạn nên cân nhắc học phân tích đầu tư chứng khoán ở đây:
- Được cung cấp những kiến thức căn bản về đầu tư chứng khoán và những kỹ năng thực hành về phân tích và định giá chứng khoán, dự đoán xu hướng vận động của giá chứng khoán bằng những mô hình dự báo đang được sử dụng rất phổ biến trong tài chính. Được trang bị đầy đủ kiến thức và sự tự tin khi đầu tư vào thị trường chứng khoán
- Được nâng cao kiến thức về chứng khoán và các kỹ thuật đầu tư, lựa chọn danh mục và kỹ thuật nắm bắt cơ hội, giúp thành công trên thị trường chứng khoán.
Đây là một số cơ sở chính của Trung tâm để các bạn tham khảo:
- Số 26 Đường Láng, P Ngã Tư Sở, Q Đống Đa, TP Hà Nội
- 132E Đường cách mạng tháng 8, P10, Q3, TP HCM
Các bạn ở xa cũng có thể tham gia khóa học phân tích đầu tư chứng khoán online.
Trên đây là nội dung chi tiết về các thuật ngữ chứng khoán cho người mới. Muốn nâng cao kiến thức về tài chính và đầu tư chứng khoán bạn có thể tham khảo các bài viết tại các trang web uy tín hoặc tham gia khóa học phân tích đầu tư chứng khoán tốt nhất tại trung tâm có kinh nghiệm lâu đời về tài chính kế toán.
>> Xem thêm:
- Chỉ Số P/E Trong Chứng Khoán Là Gì? Ý Nghĩa Chỉ Số P/E?
- Đòn Bẩy Tài Chính Là Gì? Cách Tính Đòn Bẩy Trong Chứng Khoán
- Lưu Ký Chứng Khoán Là Gì – Thủ Tục Lưu Ký Chứng Khoán
- Chứng Khoán Phái Sinh Là Gì? Kiến Thức Căn Bản Về Chứng Khoán Phái Sinh
- Review sách đầu tư chứng khoán hay nhất