Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT) là một trong những bộ báo cáo của báo cáo tài chính. Qua BCLCTT chủ doanh nghiệp có thể thấy được dòng tiền của DN để cân đối đầu ra, đầu vào. Bài viết sau Gentracofeed chia sẻ đến bạn đọc Cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp và trực tiếp.
Những Thông Tin Cần Ghi Nhớ Về Báo Cáo Lưu Chuyển Tiền Tệ
1. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là gì?
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (cash flow statement) là báo cáo tài chính tổng hợp vấn đề thu chi tiền tệ của doanh nghiệp, được phân loại theo hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính trong thời kỳ nhất định.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giúp phản ánh đầu ra, đầu vào của dòng tiền. Báo cáo này mang ý nghĩa vô cùng quan trọng và giúp chủ kinh doanh nắm bắt, phân tích thu chi của doanh nghiệp.
Đây cũng là cơ sở để nhà quản lý hiểu rõ mối quan hệ giữa dòng tiền thuần với lợi nhuận, từ đó điều chỉnh và cân đối thu chi hiệu quả. Đặc biệt, báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn giúp đánh giá khả năng trả nợ, thu hồi và xoay vòng vốn một cách chính xác nhất.
2. Mục đích, vai trò của báo cáo lưu chuyển tiền tệ
2.1. Mục đích của báo cáo lưu chuyển tiền tệ
– Nhà quản trị có thể thấy được trong kỳ doanh nghiệp đã lấy tiền ở đâu và đã chi tiêu, sử dụng tiền vào việc gì.
– Thấy được mối quan hệ giữa lợi nhuận và dòng tiền thuần. Lợi nhuận được xác định bằng chênh lệch giữa doanh thu và chi phí, dòng tiền thuần trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ lại phản ánh chênh lệch giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra.
– Giúp đánh giá khả năng trả nợ đúng hạn, đánh giá khả năng tạo ra tiền từ nội sinh hay ngoại sinh.
– Giúp các đối tượng dự báo dòng tiền trong tương lai để đánh giá doanh nghiệp.
– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp nguồn gốc dòng tiền của một doanh nghiệp, dòng tiền của một doanh nghiệp là cái có thực và ít bị tác động bởi các nguyên tắc của hạch toán kế toán.
2.2. Vai trò
Đối với DN, dòng tiền (luồng tiền vào, ra trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ) đặc biệt quan trọng. Nhờ có dòng tiền, DN mới có thể thực hiện được các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch đầu tư, có thể mở rộng hoạt động kinh doanh, thay thế và trang bị các tài sản cần thiết, tận dụng được các cơ hội của thị trường. Cũng nhờ có dòng tiền, DN mới đảm bảo khả năng thanh toán và tránh lâm vào tình trạng phá sản.
3. Ý nghĩa của báo cáo lưu chuyển tiền tệ là gì?
BCLCTT phản ánh các dòng tiền thu, chỉ trong một kì hoạt động của Doanh nghiệp (DN). Cùng với bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh tạo nên bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của DN.
BCLCTT giúp cho các đối tượng sử dụng biết DN đã tạo ra tiền từ những nguồn nào và chi tiêu tiền cho những mục đích gì. Trên cơ sở đó sẽ giúp các đối tượng sử dụng đánh giá về khả năng trang trải công nợ, chi trả cổ tức trong tương lai của doanh nghiệp.
– Cung cấp những thông tin bổ sung để đánh giá về hiệu quả hoạt động trong kỳ hiện tại và dự báo triển vọng của DN trong tương lai mà đôi khi báo cáo kết quả kinh doanh của DN báo cáo lỗ do phát sinh các khoản chi phí lớn không chi tiền, như chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dự phòng nợ phải trả, thể hiện tình hình tài chính u ám của công ty, BCLCTT sẽ là nguồn cung cấp thông tin hữu ích để đánh giá về khả năng đáp ứng các nghĩa vụ với các nhà cung cấp tín dụng, khách hàng, người lao động và các nhà đầu tư trong tương lai gần của DN.
Bên cạnh đó, có những trường hợp DN trong thời kỳ tăng trưởng mạnh, sử dụng nhiều tiền để mở rộng khối lượng hàng bán trong khi nguồn tiền thu về từ khách hàng thường chậm hơn so với thời điểm thanh toán tiền cho nhà cung cấp. điều này dẫn tới sự nguy hiểm trong tình hình tài chính của DN: mặc dù có lợi nhuận(trên báo cáo kết quả kinh doanh) nhưng hoạt động kinh doanh có thể đã sử dụng tiền nhiều hơn so với số tiền tạo ra, khi đó DN sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ cũng như chi trả cổ tức cho các nhà đầu tư.
4. Nội dung của báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm những gì?
Các dòng tiền trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ
– Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: Bao gồm các khoản thu chi liên quan đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp.
– Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: Bao gồm các khoản thu, chi liên quan đến hoạt động đầu tư mua sắm hoặc thanh lý các tài sản cố định và các khoản đầu tư tài chính dài hạn.
– Dòng tiền từ hoạt động tài chính: Bao gồm các khoản thu, chi liên quan đến hoạt động huy động vốn từ chủ nợ và chủ sở hữu, hoàn trả vốn cho chủ nợ, mua lại cổ phần, chia lãi cho nhà đầu tư, chia cổ tức cho cổ đông…
5. Cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ
5.1. Nguyên tắc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Theo Thông tư 200 có những nguyên tắc sau
a. Nguyên tắc 1:
Việc lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ hàng năm và các kỳ kế toán giữa niên độ phải tuân thủ các quy định của Chuẩn mực kế toán “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” và Chuẩn mực kế toán “Báo cáo tài chính giữa niên độ”. Phương pháp lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được hướng dẫn cho các giao dịch phổ biến nhất,
– Doanh nghiệp căn cứ bản chất từng giao dịch để trình bày các luồng tiền một cách phù hợp.
– Các chỉ tiêu không có số liệu thì không phải trình bày, doanh nghiệp được đánh lại số thứ tự nhưng không được thay đổi mã số của các chỉ tiêu.
b. Nguyên tắc 2
Các khoản đầu tư ngắn hạn được coi là tương đương tiền trình bày trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ chỉ bao gồm các khoản đầu tư ngắn hạn khi:
– Có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định.
– Không có rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo.
c. Nguyên tắc 3
Doanh nghiệp phải trình bày các luồng tiền trên BCLCTT theo ba loại hoạt động: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính theo quy định của chuẩn mực “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ”:
– Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp và các hoạt động khác không phải là các hoạt động đầu tư hay hoạt động tài chính;
– Luồng tiền từ hoạt động đầu tư là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động mua sắm, xây dựng, thanh lý, nhượng bán các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không được phân loại là các khoản tương đương tiền;
– Luồng tiền từ hoạt động tài chính là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động tạo ra các thay đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp.
d. Nguyên tắc 4
Doanh nghiệp được trình bày luồng tiền từ các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính theo cách thức phù hợp nhất với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
e. Nguyên tắc 5
Các luồng tiền phát sinh từ các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính sau đây được báo cáo trên cơ sở thuần:
– Thu tiền và chi trả tiền hộ khách hàng như tiền thuê thu hộ, chi hộ và trả lại cho chủ sở hữu tài sản;
– Thu tiền và chi tiền đối với các khoản có vòng quay nhanh, thời gian đáo hạn ngắn như: Mua, bán ngoại tệ; Mua, bán các khoản đầu tư; Các khoản đi vay hoặc cho vay ngắn hạn khác có thời hạn thanh toán không quá 3 tháng.
f. Nguyên tắc 6
Các luồng tiền phát sinh từ các giao dịch bằng ngoại tệ phải được quy đổi ra đồng tiền chính thức sử dụng trong ghi sổ kế toán và lập Báo cáo tài chính theo tỷ giá hối đoái tại thời điểm phát sinh giao dịch.
g. Nguyên tắc 7
Các giao dịch về đầu tư và tài chính không trực tiếp sử dụng tiền hay các khoản tương đương tiền không được trình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
– Việc mua tài sản bằng cách nhận các khoản nợ liên quan trực tiếp hoặc thông qua nghiệp vụ cho thuê tài chính;
– Việc mua một doanh nghiệp thông qua phát hành cổ phiếu;
– Việc chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu.
h. Nguyên tắc 8
Các khoản mục sau phải được trình bày thành các chỉ tiêu riêng biệt trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ để đối chiếu số liệu với các khoản mục tương ứng trên Bảng Cân đối kế toán như:
– Các khoản mục tiền và tương đương tiền đầu kỳ và
– Tiền và tương đương tiền cuối kỳ,
– Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ.
i. Nguyên tắc 9
Doanh nghiệp phải trình bày giá trị và lý do của các khoản tiền và tương đương tiền có số dư cuối kỳ lớn do doanh nghiệp nắm giữ nhưng không được sử dụng do có sự hạn chế của pháp luật hoặc các ràng buộc khác mà doanh nghiệp phải thực hiện.
k. Nguyên tắc 10
Doanh nghiệp đi vay để thanh toán thẳng cho nhà thầu, người cung cấp hàng hoá, dịch vụ (tiền vay được chuyển thẳng từ bên cho vay sang nhà thầu, người cung cấp mà không chuyển qua tài khoản của doanh nghiệp) thì doanh nghiệp vẫn phải trình bày trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ như sau:
– Số tiền đi vay được trình bày là luồng tiền vào của hoạt động tài chính;
– Số tiền trả cho người cung cấp hàng hoá, dịch vụ hoặc trả cho nhà thầu được trình bày là luồng tiền ra từ hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động đầu tư tùy thuộc vào từng giao dịch.
l. Nguyên tắc 11
Nếu doanh nghiệp phát sinh khoản thanh toán bù trừ với cùng một đối tượng, việc trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ được thực hiện theo nguyên tắc:
– Nếu việc thanh toán bù trừ liên quan đến các giao dịch được phân loại trong cùng một luồng tiền thì được trình bày trên cơ sở thuần tức là chênh lệch giữa các khoản thanh toán đó.
– Nếu việc thanh toán bù trừ liên quan đến các giao dịch được phân loại trong các luồng tiền khác nhau thì doanh nghiệp không được trình bày trên cơ sở thuần mà phải trình bày riêng rẽ giá trị của từng giao dịch.
m. Nguyên tắc 12
Đối với luồng tiền từ giao dịch mua, bán lại trái phiếu chính phủ và các giao dịch REPO chứng khoán:
– Bên bán trình bày là luồng tiền từ hoạt động tài chính;
– Bên mua trình bày là luồng tiền từ hoạt động đầu tư.
5.2. Các phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ
– Lập báo cáo các chỉ tiêu luồng tiền từ quá trình hoạt động kinh doanh
– Lập báo cáo từ các chỉ tiêu luồng tiền từ hoạt động đầu tư.
– Lập báo cáo các chỉ tiêu luồng tiền từ các hoạt động tài chính.
5.3. Cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp
a. Cơ sở lập
– Số liệu trên Bảng Cân đối kế toán;
– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
– Bản thuyết minh Báo cáo tài chính;
– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước;
– Sổ kế toán tổng hợp,
– Sổ kế toán chi tiết các tài khoản “Tiền mặt”, “Tiền gửi Ngân hàng”, “Tiền đang chuyển”;
– Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ…
b. Hướng dẫn lập từng chỉ tiêu trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Lưu ý:
– Các khoản thu tiền: Đối chiếu số phát sinh Nợ TK 111, 112, 113 với bên Có các TK liên quan.
– Các khoản chi tiền: Đối chiếu số phát sinh Có TK 111, 112, 113 với bên Nợ các TK liên quan.
– Các khoản thu tiền ghi bình thường
– Các khoản chi tiền ghi âm trong dấu (…)
Chỉ tiêu | Mã số | TK Nợ | TK Có |
I. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác | |||
1. Thu tiền bán hàng, cung cấp dịch vụ và kinh doanh | 01 | 111,112,113 | 511,131,515,121 |
2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hoá, dịch vụ | 02 | (331,152,153,154, 156) | (111,112,113) |
3. Tiền chi trả cho người lao động | 03 | (334) | (111,112) |
4. Tiền lãi vay đã trả | 04 | (335,6354,242) | (111,112,113) |
5. Thuế TNDN đã nộp | 05 | (3334) | (111,112,113) |
6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh | 06 | 111,112,113 | 711,133,141,244 |
7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh | 07 | (811,161,244,333,338,344,
352,353,356) |
(111,112,113) |
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh | 20 | MS20 = MS01 +MS02+MS03+MS04+MS05+MS06+MS07
|
|
II. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư | |||
1. Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác | 21 | (211,213,217,241,331,3411) | (111,112,113) |
2. Tiền thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác | 22 | 111,112,113 | 711,5117,131 |
3. Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác | 23 | (128,171) | (111,112,113) |
4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại công cụ nợ của đơn vị khác | 24 | 111,112,113 | 128 ,171 |
5. Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác | 25 | (221,222,2281,331) | (111,112,113) |
6. Tiền thu hồi đầu tư vốn vào đơn vị khác | 26 | 111,112,113 | 221,222,2281,131 |
7. Thu lãi tiền cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia | 27 | 111,112,113 | 515 |
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư | 30 | MS30 = MS21+MS22+MS23_MS24+MS25+MS26+MS27 | |
III. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính | |||
1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu | 31 | 111,112,113 | 411,419 |
2. Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu đã phát hành | 32 | (411,419) | (111,112,113) |
3. Tiền thu từ đi vay | 33 | 111,112,113 | 3411,3431,3432,41112 |
4. Tiền trả nợ gốc vay | 34 | (3411,3431,3432,41112) | (111,112,113) |
5. Tiền trả nợ gốc thuê tài chính | 35 | (3412) | (111,112,113) |
6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu | 36 | (421,338) | (111,112,113) |
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính | 40 | MS40 = MS31+MS32+MS33+MS34+MS35+MS36
|
|
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (MS 50 = MS 20 + MS 30 + MS 40) | 50 | MS 50 = MS 20 + MS 30 + MS 40
|
|
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ | 60 | Lấy số liệu chỉ tiêu “Tiền và tương đương tiền” đầu kỳ, Mã số 110 trong Bảng cân đối kế toán (lấy ở cột “Số đầu kỳ”) | |
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ | 61 | Số phát sinh Nợ TK 111, 112, 113,128 đối ứng với số phát sinh có TK4131
|
|
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (MS70 = MS 50 + MS 60 + MS 61) | 70 | Lấy số liệu chỉ tiêu”Tiền và tương đương tiền” cuối kỳ, Mã số 110 trong Bảng cân đối kế toán.
Hoặc MS70 = MS 50 + MS 60 + MS 61 |
5.4. Cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp
a. Nguyên tắc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp
Các luồng tiền vào và các luồng tiền ra được tính và xác định trước hết bằng cách điều chỉnh lợi nhuận trước thuế TNDN của từng hoạt động khỏi ảnh hưởng của các khoản mục không phải bằng tiền, các thay đổi trong kỳ của hàng tồn kho, các khoản phải thu, phải trả từ hoạt động kinh doanh …
b. Cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp
* Phần I: Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động SXKD
– Lợi nhuận trước thuế (Mã số 01):
+ Lấy từ chỉ tiêu Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (Mã số 50) trên Báo cáo kết quả HĐKD trong kỳ báo cáo.
+ Nếu số liệu này số âm (DN lỗ) thì ghi trong ngoặc đơn(…)
– Khấu hao TSCĐ (Mã số 02)
+ Căn cứ vào số khấu hao TSCĐ đã trích trong kỳ trên bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ và sổ kế toán các tài khoản có liên quan.
+ Số liệu chỉ tiêu này được cộng (+) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế”
– Các khoản dự phòng (Mã số 03):
+ Số chênh lệch giữa số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ của các khoản dự phòng tổn thất tài sản và dự phòng phải trả trên Bảng cân đối kế toán.
+ Số liệu chỉ tiêu này được cộng (+) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế”.
– Lãi/lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện (Mã số 04):
+ Số chênh lệch số phát sinh Có và phát sinh Nợ TK 4131 đối chiếu sổ kế toán TK 515 (chi tiết lãi do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ) hoặc TK 635 (chi tiết lỗ do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ).
+ Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế”(Mã số 01), nếu có lãi hoặc được (+) vào chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế” , nếu có lỗ.
– Lãi /lỗ từ hoạt động đầu tư (Mã số 05)
+ Lấy số liệu từ các tài khoản 5117, 515, 711, 632, 635, 811 và các tài khoản khác có liên quan (chi tiết phần lãi, lỗ được xác định là luồng tiền từ hoạt động đầu tư) trong kỳ báo cáo.
+ Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế” nếu hoạt động đầu tư có lãi thuần và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…); hoặc được cộng (+) vào chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế”, nếu hoạt động đầu tư có lỗ thuần.
– Chi phí lãi vay (Mã số 06):
+ Số liệu lấy từ sổ kế toán tài khoản 635“Chi phí tài chính”(chi tiết chi phí lãi vay được ghi nhận vào Báo cáo kết quả HĐKD) sau khi đối chiếu với sổ kế toán các tài khoản có liên quan, hoặc căn cứ vào chỉ tiêu “Chi phí lãi vay” trong Báo cáo kết quả HĐKD.
+ Số liệu chỉ tiêu này được cộng (+) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế”.
– Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi của vốn lưu động(Mã số 08):
Mã số 08 = Mã số 01 + Mã số 02 + Mã số 03 + Mã số 04 + Mã số 05 + Mã số 06
Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong ngoặc đơn(…)
– Tăng giảm các khoản phải thu (Mã số 09):
+ Số liệu căn cứ vào tổng các chênh lệch giữa số dư cuối kỳ và đầu kỳ của các Tài khoản phải thu liên quan đến hoạt động kinh doanh, như: TK131, TK 331, TK 136, TK 138, TK 133 TK 141.
+ Số liệu được công vào “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi của vốn lưu động ” nếu tổng các số dư cuối kỳ nhỏ hơn tổng các số dư đầu kỳ. Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi của vốn lưu động ” nếu tổng các số dư cuối kỳ lớn hơn tổng các số dư đầu kỳ và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn(…).
– Tăng giảm hàng tồn kho (Mã số 10):
+ Số liệu căn cứ vào tổng các chênh lệch giữa số dư cuối kỳ và đầu kỳ của các Tài khoản hàng tồn kho như TK 151, TK 152, TK 153, TK 154, TK155, TK156, TK 157, TK158 (Không bao gồm số dư của Tài khoản “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” và không bao gồm số dư hàng tồn kho dùng cho hoạt động đầu tư.
+ Số liệu chỉ tiêu này được cộng (+) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi của vốn lưu động ” nếu tổng các số dư cuối kỳ nhỏ hơn tổng các số dư đầu kỳ. Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi của vốn lưu động ” nếu tổng các số dư cuối kỳ lớn hơn tổng các số dư đầu kỳ và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn(…).
– Tăng giảm các khoản phải trả (Mã số 11)
+ Số liệu căn cứ vào tổng các chênh lệch giữa số dư cuối kỳ và đầu kỳ của các Tài khoản nợ phải trả liên quan đến hoạt động kinh doanh, như: TK 331, TK 131, TK 333, TK 334, TK 335, TK 336, TK 338,TK 351, TK 352. Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản phải trả về thuế TNDN phải nộp, các khoản phải trả về lãi tiền vay, các khoản phải trả liên quan đến hoạt động đầu tư (như mua sắm xây dựng TSCĐ, mua bất động sản đầu tư, mua các công cụ nợ…) và hoạt động tài chính (Vay và nợ ngắn hạn, dài hạn…)
+ Số liệu chỉ tiêu này được cộng (+) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi của vốn lưu động ” nếu tổng các số dư cuối kỳ nhỏ hơn tổng các số dư đầu kỳ. Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi của vốn lưu động ” nếu tổng các số dư cuối kỳ lớn hơn tổng các số dư đầu kỳ và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn(…).
– Tăng giảm các khoản phải trả (Mã số 11)
+ Số liệu căn cứ vào tổng các chênh lệch giữa số dư cuối kỳ và đầu kỳ của các Tài khoản nợ phải trả liên quan đến hoạt động kinh doanh, như: TK 331, TK 131, TK 333, TK 334, TK 335, TK 336, TK 338,TK 351, TK 352. Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản phải trả về thuế TNDN phải nộp, các khoản phải trả về lãi tiền vay, các khoản phải trả liên quan đến hoạt động đầu tư (như mua sắm xây dựng TSCĐ, mua bất động sản đầu tư, mua các công cụ nợ…) và hoạt động tài chính (Vay và nợ ngắn hạn, dài hạn…)
+ Số liệu chỉ tiêu này được cộng (+) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi của vốn lưu động ” nếu tổng các số dư cuối kỳ nhỏ hơn tổng các số dư đầu kỳ. Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi của vốn lưu động ” nếu tổng các số dư cuối kỳ lớn hơn tổng các số dư đầu kỳ và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn(…).
– Tăng giảm chi phí trả trước (Mã số 12):
+ Số liệu căn cứ vào tổng các chênh lệch giữa số dư cuối kỳ và đầu kỳ của TK 242.
+ Số liệu chỉ tiêu này được cộng (+) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi của vốn lưu động ” nếu tổng các số dư cuối kỳ nhỏ hơn tổng các số dư đầu kỳ. Hoặc được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi của vốn lưu động ” nếu tổng các số dư cuối kỳ lớn hơn tổng các số dư đầu kỳ và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn(…).
– Tăng, giảm chứng khoán kinh doanh (Mã số 13)
+ Số liệu căn cứ vào tổng chênh lệch giữa số dư cuối kỳ và số dư đầu kỳ của TK 121.
+ Số liệu chỉ tiêu này được (+) và chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” nếu số dư cuối kỳ nhỏ hơn số dư đầu kỳ.
+ Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” nếu số dư cuối kỳ lớn hơn số dư đầu kỳ và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
– Tiền lãi vay đã trả (Mã số 14):
+ Số liệu căn cứ TK 111, 112, 113 (chi tiết tiền chi trả lãi tiền vay); sổ kế toán các tài khoản phải thu (chi tiết tiền trả lãi vay từ tiền thu các khoản phải thu) trong kỳ báo cáo, sau khi đối chiếu với sổ kế toán TK 335, 635, 242 và các Tài khoản liên quan khác.
+ Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…). Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi của vốn lưu động ” nếu tổng các số dư cuối kỳ lớn hơn tổng các số dư đầu kỳ và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn(…).
– Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp (Mã số 15):
+ Số liệu chỉ tiêu này căn cứ vào sổ kế toán TK 111, 112, 113 (chi tiết tiền nộp thuế TNDN), sau khi đối chiếu với sổ kế toán TK 3334.
+ Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
– Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh (Mã số 16)
+ Số liệu chỉ tiêu này căn cứ vào TK 111, 112, 113 sau khi đối chiếu với sổ kế toán các tài khoản có liên quan trong kỳ báo cáo.
+ Số liệu chỉ tiêu này được cộng (+) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động”.
– Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh(Mã số 17):
+ Số liệu chỉ tiêu này căn cứ vào sổ kế toán TK 111, 112, 113 sau khi đối chiếu với sổ kế toán các tài khoản có liên quan trong kỳ báo cáo.
+ Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động”.
– Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 20):
Mã số 20 = Mã số 08 + Mã số 09 + Mã số 10 + Mã số 11 + Mã số 12 + Mã số 13 + Mã số 14 + Mã số 15 + Mã số 16 + Mã số 17
* Phần II: Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư: (như lập Báo cáo LCTT theo phương pháp trực tiếp)
5.5. Sự khác nhau giữa báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp và gián tiếp
Chỉ tiêu Nguyên tắc lập |
Phương pháp trực tiếp
|
Phương pháp gián tiếp
|
Chỉ tiêu lập báo cáo | Các luồng tiền vào và luồng tiền ra từ hoạt động kinh doanh được xác định và trình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ bằng cách phân tích và tổng hợp trực tiếp các khoản tiền thu vào và chi ra theo từng nội dung thu, chi từ các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của doanh nghiệp. | Các luồng tiền vào và các luồng tiền ra từ hoạt động kinh doanh được tính và xác định trước hết bằng cách điều chỉnh lợi nhuận trước thuế TNDN của hoạt động kinh doanh khỏi ảnh hưởng của các khoản mục không phải bằng tiền, các thay đổi trong kỳ của hàng tồn kho, các khoản phải thu, phải trả từ hoạt động kinh doanh và các khoản mà ảnh hưởng về tiền của chúng là luồng tiền từ hoạt động đầu tư |
Chỉ tiêu lập báo cáo
|
1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác
2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ 3. Tiền chi trả cho người lao động 4. Tiền lãi vay đã trả 5. Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp 6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh |
1. Lợi nhuận trước thuế
2. Điều chỉnh cho các khoản 3. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động – Tăng, giảm hàng tồn kho |
Phương pháp lập | – Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác (Mã số 01): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ bên Nợ TK 111, 112 đối ứng bên Có TK 511, 131, 3331, 515,121… – Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hoá, dịch vụ (Mã số 02): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ Có TK 111, 112 đối ứng với bên Nợ TK 331, 131, 152, 156, 138. 153, 154, 621, 642, 641, 632, 338,242…. – Tiền chi trả cho người lao động (Mã số 03): Số liệu được lấy từ chỉ tiêu này được lấy bên Có TK 111,112 đối ứng Có TK 334 – Tiền lãi vay đã trả (Mã số 04): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ Bên Có TK 111, 112, đối ứng bên Nợ TK 335, 635, … – Thuế TNDN đã nộp (Mã số 05): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ bên Có TK 111, 112, đối ứng bên Nợ TK 3334. – Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh (Mã số 06): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ bên Nợ TK 111, 112 sau khi đối chiếu với bên Có TK TK 711, 133, 141, 244, 136, 331….. – Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh (Mã số 07): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ bên Có TK 111, 112, 113 đối ứng bên Nợ TK TK 811, 161, 244, 333, 338, 344, 352, 353, 356… – Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 20) Mã số 20 = Mã số 01 + Mã số 02 + Mã số 03 + Mã số 04 + Mã số 05 + Mã số 06 + Mã số 07 |
– Lợi nhuận trước thuế (Mã số 01): Chỉ tiêu này được lấy từ chỉ tiêu Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (Mã số 50) trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo. – Khấu hao TSCĐ và BĐSĐT (Mã số 02): Khi doanh nghiệp bóc tách được số khấu hao nằm trong hàng tồn kho thì chỉ tiêu này chỉ bao gồm số khấu hao tính vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ, ngược lại thì nó sẽ bao gồm số khấu hao của hàng chưa tiêu thụ. Số liệu được lấy bên trên TK 214 đối ứng TK 632, 641, 642 – Các khoản dự phòng (Mã số 03) Chỉ tiêu này phản ánh ảnh hưởng của việc trích lập, hoàn nhập và sử dụng các khoản dự phòng đến các luồng tiền trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số đối ứng TK 632, 635, 642 đối ứng TK 229 – Lãi/lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Mã số 04): Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số đối ứng trên TK 413 và TK 635, 515 . – Lãi lỗ từ hoạt động đầu tư ( Mã số 05): Chỉ tiêu này được lấy từ đối ứng TK 911 và các TK 5117, 515, 711, 632, 635, 811 – Chi phí lãi vay (Mã số 06): Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào sổ kế toán TK 635 đối ứng TK 911 – Các khoản điều chỉnh khác (Mã số 07): Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào sổ kế toán các TK 356, 357. – Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động (Mã số 08): Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào lợi nhuận trước thuế TNDN cộng (+) các khoản điều chỉnh. Mã số 08 = Mã số 01 + Mã số 02 + Mã số 03 + Mã số 04 + Mã số 05 + Mã số 06 + Mã số 07. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong ngoặc đơn (…). – Tăng, giảm các khoản phải thu (Mã số 09): Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng các chênh lệch giữa số dư cuối kỳ và số dư đầu kỳ các TK 131, 136, 138, 133, 141, 244, 331. – Tăng, giảm hàng tồn kho (Mã số 10): Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng các chênh lệch giữa số dư cuối kỳ và số dư đầu kỳ của các tài khoản hàng tồn kho từ TK 151 đến TK 158 – Tăng, giảm các khoản phải trả (Mã số 11): Chênh lệch giữa số dư cuối kỳ với số dư đầu kỳ của TK 331, 333, 334, 335, 336, 337, 338, 344, 131 … – Tăng, giảm chi phí trả trước (Mã số 12): Chênh lệch giữa số dư cuối kỳ và số dư đầu kỳ của TK 242. – Tăng, giảm chứng khoán kinh doanh (Mã số 13): Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng chênh lệch giữa số dư cuối kỳ và số dư đầu kỳ của TK 121 “Chứng khoán kinh doanh” trong kỳ báo cáo. – Tiền lãi vay đã trả (Mã số 14): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 131 đối các TK 335, 635, 242 và các Tài khoản liên quan khác. – Thuế TNDN đã nộp (Mã số 15): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, đối ứng TK 3334 – Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh (Mã số 16): Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào sổ kế toán bên Nợ TK 111, 112, đối ứng các bên Có TK 161, 136, 3386.. – Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh (Mã số 17): Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào sổ kế toán bên Có TK 111, 112, 113 đối ứng các TK 161, 353, 3386… – Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 20): Mã số 20 = Mã số 08 + Mã số 09 + Mã số 10 + Mã số 11 + Mã số 12 + Mã số 13 + Mã số 14 + Mã số 15 + Mã số 16 + Mã số 17 |
Ưu nhược điểm | + Không cho thấy được mối liên hệ giữa kết quả hoạt động kinh doanh với kết quả lưu chuyển tiền từ hoạt động này + Các số liệu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ khó kiểm tra đối chiếu với các số liệu trong các báo cáo khác |
+ Khắc phục được nhược điểm của phương pháp trực tiếp, cho thấy cụ thể mối liên hệ giữa kết quả hoạt động kinh doanh với kết quả lưu chuyển tiền từ hoạt động này + Dễ kiểm tra, đối chiếu với các số liệu trong các báo cáo tài chính khác. |
6. Tham khảo mẫu báo cáo lưu chuyển tiền tệ
7. Mối quan hệ giữa bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Cơ sở để so sánh |
Bảng cân đối kế toán
|
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
|
Ý nghĩa | Một báo cáo cho thấy các tài sản thuộc sở hữu và các khoản nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp.
|
Một tuyên bố cho thấy dòng tiền vào và ra của công ty, nghĩa là sự chuyển động của tiền mặt trong năm.
|
Phân loại | Hai phần: – Tài sản – Số vốn đang sở hữu và Nợ phải trả của doanh nghiệp. |
Ba phần: – Lưu chuyển trong Hoạt động kinh doanh – Lưu chuyển trong Hoạt động đầu tư – Lưu chuyển trong Hoạt động tài chính |
Tầm quan trọng | Thể hiện tình hình tài chính | Cơ sở quan trọng trong việc lập ngân sách và dự báo. |
Thông tin được tiết lộ | Tài sản. Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. | Chuyển động của tiền mặt và các loại tương đương tiền. |
Nền tảng | Bảng cân đối kế toán chuẩn bị để xem xét tài khoản lãi và lỗ của doanh nghiệp. | Báo cáo luân chuyển tiền tệ được chuẩn bị để xem xét tài khoản lãi và lỗ và bảng cân đối kế toán. |
Thời gian lập | Được chuẩn bị cho một ngày cụ thể, thường là sau khi hoàn thành năm tài chính của doanh nghiệp. | Được chuẩn bị cho một ngày cụ thể, thường là sau khi hoàn thành năm tài chính của doanh nghiệp. |
Mối quan hệ | Báo cáo cân đối kế toán không được lập trên cơ sở Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. | Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập trên cơ sở bảng cân đối kế toán. |
Rất nhiều kế toán mới thắc mắc có phải nộp báo cáo lưu chuyển tiền tệ không? DN làm theo Thông tư 200 thì bắt buộc, theo Thông tư 133 thì khuyến khích các bạn nhé.
Hy vọng qua bài viết trên bạn đọc sẽ hiểu được về cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Gentracofeed chúc các bạn thành công.
>> Xem thêm: