Lãi suất kép là gì? Công thức tính lãi suất kép như thế nào? Hãy theo dõi bài viết về lãi suất kép của Gentracofeed để rõ hơn về khái niệm này.
>>>Tham khảo ngay: Học Tài Chính Cho Người Không Chuyên Ở Đâu Tốt
1. Lãi suất kép là gì
Lãi suất kép là lãi suất sinh ra khi số tiền lãi mà bạn nhận được cộng dồn vào số vốn ban đầu để đầu tư vào chu kỳ tiếp theo. Lãi kép sẽ phát sinh khi tiền lãi được cộng vào tiền vốn ban đầu, từ đó lãi phát sinh được tính dựa trên tổng vốn ban đầu và số tiền lãi vừa kiếm được. Khi tiền lãi phát sinh cộng dồn vào vốn càng nhiều thì tiền lãi của chu kỳ sau càng cao và cao hơn nữa trong các chu kỳ tiếp. Với một số tiền ban đầu nhất định, lãi được tính theo lãi suất kép sẽ tạo ra lợi nhuận đáng kể cho bạn.
2. Công thức tính lãi suất kép
Công thức tính lãi suất kép như sau:
A = P* (1+r/n)^n*t
Trong đó:
A là giá trị tương lai
P là số tiền đầu tư ban đầu
r là lãi suất danh nghĩa hàng năm
n là số lần tiền lãi được nhập gốc mỗi năm
t là số năm được mượn tiền
Như vậy, lãi suất kép sẽ phụ thuộc vào 4 yếu tố đó là lãi suất, số tiền gốc, thời gian và tần suất.
Lãi suất: Đây là yếu tố chính để thay đổi lãi suất kép. Khi lãi suất càng lớn thì số tiền lãi nhận được càng cao dẫn tới lãi suất kép cao.
Số tiền gốc bạn đầu tư: Khi tiền gốc bạn đầu tư càng cao thì lãi càng nhiều vì lãi kép phát sinh khi tiền lãi được cộng vào số gốc ban đầu.
Thời gian: Lãi suất kép còn phụ thuộc vào thời gian bạn đầu tư ban đầu và thời gian duy trì. Bạn đầu tư càng sớm và kéo dài thì lãi suất kép càng cao. Vì vậy hãy lựa chọn thời gian đầu tư để tạo ra lợi nhuận.
Tần suất: Tần suất mà tiền lãi được tính lãi kép theo năm, quý hay tháng cũng ảnh hưởng đến lãi suất kép.
Công thức tính lãi suất kép theo năm
FV = PV(1+i)n
FV: Số tiền trong tương lai
PV: Số tiền gốc.
i: Lãi suất hàng năm.
n: Số năm tính lãi suất.
Tổng lãi kép được tạo ra cuối cùng: I = FV – PV =Số tiền trong tương lai – số tiền hiện tại.
Công thức tính lãi kép theo tháng
Công thức: FV = PV(1+i)n
FV: Số tiền trong tương lai.
PV: Số tiền hiện tại.
i: Lãi suất hàng tháng.
n: Số tháng tính lãi suất.
Tổng lãi kép được tạo ra cuối cùng: I = FV – PV =Số tiền trong tương lai – số tiền hiện tại.
Ví dụ về lãi suất kép
Ông A gửi tiết kiệm vào ngân hàng số tiền 50 triệu đồng với lãi suất 10%/năm và số tiền lãi được gộp vào tiền gốc theo tháng. Vậy số tiền ông A nhận được sau 5 năm là bao nhiêu
Áp dụng công thức tính lãi suất kép ta có
P = 50.000.000
r = 10%
n = 12
t = 5
Từ đó bạn dễ dàng tính được: Lãi suất kép = 50.000.000 * (1+10%/12)^(12*5) = 82.265.446 VNĐ
3. Cách để lãi suất kép hiệu quả
Tiết kiệm tiền để đầu tư
Lãi suất kép sẽ có sức mạnh khi khoản tiền đầu tư ban đầu của bạn cao và dài hạn. Bạn cần tiết kiệm và cố gắng không sử dụng số tiền đã gửi vào để đầu tư. Hãy tiết kiệm thường xuyên và đều đặn hàng tháng, hàng năm. Hãy kiên trì vì cách đầu tư lãi suất kép chỉ thu được lợi nhuận cao nhất khi bạn đầu tư dài hạn. Nếu bạn kiên trì tiết kiệm để đầu tư thì chắc chắn tương lai bạn sẽ nhận được lợi nhuận rất cao.
Tiết kiệm từ sớm
Hiện tại dù bạn bao nhiêu tuổi thì cũng nên tiết kiệm từ bây giờ. Bởi khi bạn tiết kiệm sớm thì lãi suất kép sẽ đạt hiệu quả cao. Chỉ cần một khoản đầu tư nhỏ nhưng dài hạn thì bạn cũng sẽ nhận được lợi nhuận từ số tiền này.
Một số nguyên tắc khi đầu tư lãi suất kép
- Duy trì tiết kiệm đều đặn, gửi tiết kiệm ngân hàng hàng tháng
- Không sử dụng số tiền đã đầu tư vào ngân hàng khi không quá cần thiết hoặc chưa đến kỳ tất toán
- Nếu tái đầu tư thì số tiền đầu tư mới không nên vượt quá 20% tổng số tiền mà bạn đang sở hữu
Chú ý: Để hưởng lãi suất kép cao tại các ngân hàng thì bạn đọc cần lưu ý các điểm như sau:
- So sánh và cân nhắc mức lãi suất của các ngân hàng và lựa chọn mức lãi suất của ngân hàng phù hợp
- Lựa chọn kỳ hạn gửi tiết kiệm, các phương thức trả lãi và nhận lãi phù hợp
- Gửi tiết kiệm ở ngân hàng lớn, có uy tín
Vậy bài viết trên đã giúp bạn đọc nắm được lãi suất kép là gì và công thức tính lãi suất kép như thế nào. Hy vọng những thông tin trên giúp bạn đọc trong việc tính lãi suất kép.
>>Xem thêm:
Tài Chính Là Gì? Một Số Thuật Ngữ Tài Chính Cơ Bản
Cách Quản Lý Tài Chính Cá Nhân Hiệu Quả
Thanh Khoản Là Gì? Những Kiến Thức Cần Biết Về Tính Thanh Khoản
Cách Đọc Báo Cáo Tài Chính Cho Người Mới Bắt Đầu