Cách phân tích bảng cân đối kế toán

Bảng Cân Đối Kế Toán Là Gì? Cách Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán

Giáo dục

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, nó dùng để phản ánh tổng quát tình hình tài chính của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại và cũng để các nhà đầu tư có cái nhìn chính xác nhất về doanh nghiệp.

Làm thế nào để phân tích bảng cân đối kế toán, hãy cùng Gentracofeed tìm hiểu bài viết sau nhé.

1. Bảng cân đối kế toán là gì?

Bảng cân đối kế toán được hiểu đơn giản là một báo cáo tài chính tổng hợp, dùng để phản ánh tổng quát toàn bộ các giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm xác định nào đó.

Số liệu trên Bảng cân đối kế toán phản ảnh toàn bộ giá trị tài sản doanh nghiệp hiện có theo cơ cấu của tài sản và cơ cấu nguồn vốn hình thành các loại tài sản đó. Chúng ta có thể dựa vào bảng cân đối kế toán để đánh giá, nhận xét tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách khái quát.

2. Kết cấu bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán có kết cấu 2 phần là phần tài sản và phần vốn.

– Phần tài sản bao gồm:

  • Tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn
  • Phần tài sản sẽ phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản mà doanh nghiệp hiện có tại thời điểm lập báo cáo tài chính, thuộc quyền quản lý và sử dụng của DN.

– Phần vốn bao gồm:

  • Nợ phải trợ và nguồn vốn chủ sở hữu
  • Phần vốn sẽ phản ánh nguồn hình thành của các loại tài sản mà doanh nghiệp hiện có tại thời điểm báo cáo. Từ đó cho biết DN có trách nhiệm pháp lý phải trả đối với khoản nợ là bao nhiêu và các chủ nợ đó biết được giới hạn trách nhiệm của chủ sở hữu đối với các khoản nợ của DN.

3. Các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán

Các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán

TÀI SẢN

Tài sản ngắn hạn gồm:

  • Tiền và các khoản tương đương tiền
  • Khoản đầu tư tài chính với hạn mức ngắn hạn
  • Các khoản phải thu ngắn hạn
  • Sản phẩm hàng tồn kho
  • Tài sản ngắn hạn khác

Tài sản dài hạn

  • Tài sản cố định
  • Phải thu dài hạn
  • Đầu tư tài chính dài hạn
  • Tài sản dài hạn khác Vốn chủ sở hữu
  • Vốn góp của chủ sở hữu
  • Thặng dư vốn cổ phần
  • Cổ phiếu quỹ
  • Các quỹ
  • Khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

NGUỒN VỐN

Nợ phải trả ngắn hạn

  • Phải trả ngắn hạn
  • Người mua trả tiền trước
  • Vay, nợ thuê tài chính với hạn mức ngắn hạn
  • Dự phòng phải trả ngắn hạn

Nợ phải trả dài hạn

  • Phải trả dài hạn
  • Vay, nợ thuê tài chính dài hạn
  • Dự phòng trả dài hạn

4. Ý nghĩa các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán

– Ý nghĩa phần tài sản:

  • Xét về mặt pháp lý, phần tài sản sẽ thể hiện toàn bộ giá trị tài sản của DN hiện có tại thời điểm lập báo cáo. Những tài sản này đều thuộc quyền quản lý và sử dụng của DN.
  • Xét về mặt kinh tế, phần tài sản sẽ liệt kê toàn bộ danh mục tài sản hiện có của DN tại thời điểm lập báo cáo. Những tài sản này có thể tồn tại dưới dạng vật chất hoặc phi vật chất như tiền gửi ngân hàng, vàng bạc, đá quý, các khoản thu, hàng tồn kho, tài sản cố định,…

⇒ Thông qua phần tài sản trong bảng cân đối kế toán của DN, nhà đầu tư có thể nắm bắt được quy mô vốn và phân bổ sử dụng vốn của DN. Nhờ đó biết được DN đang chú trọng đầu tư cái gì, hoạt động kinh doanh chính hay danh mục đầu tư chính là gì.

– Ý nghĩa phần nguồn vốn:

  • Xét về mặt pháp lý, nguồn vốn sẽ thể hiện nguồn hình thành của các loại tài sản của DN tính đến thời điểm mà DN lập báo cáo. Từ đó cho biết trách nhiệm trả nợ của DN và giới hạn trách nhiệm của chủ nợ đối với các khoản nợ hiện có.
  • Xét về mặt kinh tế, nguồn vốn thể hiện quy mô và cơ cấu vốn của DN. Nguồn vốn đó đến từ nhiều nguồn như vốn góp (vốn huy động), vốn nợ, vốn chủ sở hữu,… Từ đó sẽ đánh giá được mức độ tự chủ tài chính và khả năng rủi ro tài chính của DN một cách khái quát.

Tựu chung lại thì ý nghĩa chung của bảng cân đối kế toán chính là phản ánh quy mô và cơ cấu vốn, tài sản của DN. Thông qua đó, nhà đầu tư có thể đánh giá tổng quan về tình hình hoạt động của DN ở thời điểm hiện tại. Đồng thời thì đây cũng là cơ sở để dự báo tình hình hoạt động của DN trong tương lai.

Xem thêm: Mẫu Bảng Cân Đối Kế Toán Theo Thông Tư 200, 133

5. Cách phân tích bảng cân đối kế toán

Phân tích bảng cân đối kế toán

5.1. Phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều ngang

Phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều ngang có nghĩa là ta sẽ nhìn vào số tiền trên báo cáo tài chính trong những năm qua để phân tích.

Chẳng hạn như số lượng tiền mặt trên báo cáo ở bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12 năm 2017, 2018, 2019, 2020 và 2022 sẽ được thể hiện như là một tỷ lệ phần trăm của 31/12/2022.

Thay vì đồng USD bạn có thể nhìn thấy số tiền là 134, 125, 110, 103, 100. Điều này cho thấy rằng lượng tiền mặt ở cuối năm 2022 là 134% số tiền đó vào cuối năm 2017.

Ở từng khoản mục trên bảng cân đối và từng khoản mục trên báo cáo thu nhập cũng sẽ được phân tích theo cách tương tự như vậy.

5.2. Phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều dọc

Phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều dọc được hiểu có nghĩa là mỗi số tiền trên bảng cân đối sẽ được trình bày lại là một tỷ lệ phần trăm của tổng tài sản.

Ví dụ như hàng tồn kho là 100000 $ và tổng tài sản là 400000$ thì sau đó hàng tồn kho sẽ được trình bày lại là 25% (100000$chia cho 400000$).

6. Lưu ý khi phân tích bảng cân đối kế toán

– Tránh những sai sót về hình thức bảng cân đối kế toán

  • Sai đơn vị tính: phải để đơn vị tính là đồng Việt Nam chứ không phải là nghìn đồng
  • Thiếu chữ ký: Trước khi nộp và công bố bảng cân đối kế toán thì phải có đầy đủ chữ ký của người lập, kế toán trưởng và giám đốc.
  • Sai lệch thời gian lập: Nếu không có điều chỉnh gì thì thường thời gian lập bảng cân đối kế toán sẽ là ngày kết thúc năm tài chính. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có sự điều chỉnh của kiểm toán thì kế toán cần phải điều chỉnh lại thời gian lập báo cáo cho hợp lý.

– Tránh những sai sót về nội dung bảng cân đối kế toán

  • Chỉ tiêu “tiền và các khoản tương đương tiền”
  • Ghi nhận không đúng lỗ, lãi khi bán chứng khoán
  • Trích lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi, các khoản hàng tồn kho và dự phòng tổn thất khoản đầu tư tài chính không đúng quy định
  • Chỉ tiêu “hàng tồn kho”
  • Sai sót ở việc DN ghi nhận sai tỷ giá ngoại tệ

Xem thêm:

Tham khảo »»

Học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất hà nội

Trên đây là tất cả các thông tin liên quan đến bảng cân đối kế toán mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Cảm ơn các bạn đã chú ý theo dõi bài viết, hy vọng chúng tôi đã mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích cho học tập và công việc của bạn.

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *