Chỉ Số P/E Trong Chứng Khoán Là Gì? Ý Nghĩa Chỉ Số P/E?

Tài chính

Chỉ số P/E trong chứng khoán là chỉ số khá quen thuộc đối với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được chỉ số P/E trong chứng khoán là gì và ý nghĩa của chỉ số P/E như thế nào. Hãy cùng Gentracofeed khám phá về chỉ số này trong bài viết dưới đây nhé.

>>>Tham khảo ngay: Học Tài Chính Cho Người Không Chuyên Ở Đâu Tốt?

1. Chỉ số P/E là gì

Chỉ số P/E là chỉ số đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường và thu nhập của mỗi cổ phiếu. Trong đó, giá thị trường cổ phiếu là giá mà cổ phiếu đó đang được mua bán ở thời điểm hiện tại và thu nhập cổ phiếu là lợi nhuận sau thuế mà công ty chia cho cổ đông trong năm tài chính gần nhất. 

Chỉ số này được coi là công cụ hữu ích cho các nhà đầu tư phân tích để xác định giá trị tương đối của cổ phiếu. Ngoài ra, chỉ số P/E còn thể hiện một cổ phiếu được định giá cao hay thấp so với lợi nhuận mà cổ phiếu đó tạo ra.

2. Công thức tính chỉ số P/E

Chỉ số P/E được tính như sau:

P/E = Giá thị trường của cổ phiếu (Price)/Thu nhập trên một cổ phiếu (EPS)

Hay  P/E = Vốn hóa công ty / Lợi nhuận sau thuế

Trong đó:

  • P: Giá thị trường của cổ phiếu là giá đóng phiên giao dịch của cổ phiếu tại thời điểm xem xét
  • EPS là lợi nhuận bình quân của cổ phiếu tại thời điểm xem xét.

EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức ưu đãi) / Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành

Ví dụ về chỉ số P/E: Giá cổ phiếu của công ty A bán trên thị trường chứng khoán là 100.000 đồng và thu nhập của mỗi cổ phiếu là 5.000đ

Vậy P/E = 100.000 / 5000 = 20

Con số P/E = 20 có nghĩa là nhà đầu tư sẵn sàng trả 20 đồng cho mỗi 1 đồng lợi nhuận của công ty A kiếm được trong 1 năm. 

3. Ý nghĩa chỉ số P/E

  • Đối với chứng khoán

Chỉ số P/E là một trong những chỉ số quan trọng trong chứng khoán. Nó tạo nên bức tranh về biểu đồ chứng khoán của doanh nghiệp cùng với các chỉ số khác.

  • Đối với doanh nghiệp

Chỉ số này giúp doanh nghiệp thấy được thực trạng kinh doanh của công ty. Khi chỉ số P/E càng cao thì doanh nghiệp càng kinh doanh tốt và ngược lại. Chỉ số này càng thấp thì doanh nghiệp cần phải có kế hoạch kinh doanh phù hợp.

  • Đối với nhà đầu tư

Khi đầu tư vào cổ phiếu của một công ty thì nhà đầu tư sẽ dựa vào chỉ số P/E để thấy được hiệu quả kinh doanh của công ty đó. 

4. P/E như thế nào là tốt

chỉ số P/E là gì

a. Chỉ số P/E cao

P/E cao thể hiện sự tăng trưởng kinh doanh của công ty và nhà đầu tư sẽ được hưởng lợi nhuận từ cổ phiếu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì chỉ số này cao là biểu hiện của việc kinh doanh không hiệu quả khiến EPS thấp.

Chỉ số P/E cao thể hiện qua các yếu tố như: công ty có tốc độ tăng trưởng doanh thu đều đặn và liên tục, có tỷ suất biên lãi gộp cao và có sự tăng trưởng, công ty trong ngành không có nhiều sự cạnh tranh và thị phần có sự gia tăng hay công ty thường xuyên trả cổ tức bằng tiền với tỷ lệ cao.

b. Chỉ số P/E thấp

P/E thấp sẽ thu hút các nhà đầu tư vì công ty có chỉ số này thấp thì nhà đầu tư sẽ phải trả ít hơn cho mỗi lợi nhuận. Tuy nhiên, chỉ số này thấp cũng có thể doa doanh nghiệp thu được các khoản lợi nhuận bất thường và không bền vững. Có rất nhiều lý do để chỉ số P/E của một công ty thấp ở một thời điểm.

Chỉ số P/E thấp thường thể hiện qua các yếu tố như: Nhóm ngành có tốc độ tăng trưởng không đều qua các năm do bị ảnh hưởng bởi cung cầu, lợi nhuận công ty từ những khoản thu nhập bất thường, công ty có tỷ suất biên lãi gộp thấp, có nhiều đối thủ cạnh tranh, chia cổ tức bằng cổ phiếu nhưng hoạt động không hiệu quả.

c. Vậy chỉ số PE như thế nào là tốt

Không có tiêu chuẩn về chỉ số P/E tốt, tuy nhiên khi đầu tư thì các nhà đầu tư nên so sánh P/E của công ty với toàn ngành và tốc độ tăng trưởng của công ty trong những năm gần đây.

5. Ưu và nhược điểm của chỉ số P/E

Ưu điểm của chỉ số P/E

  • Dựa trên công thức, ai cũng có thể tính được chỉ số này
  • Đây là công cụ hỗ trợ cho các nhà đầu tư định giá cổ phiếu hiệu quả và chính xác
  • Chỉ số này phản ánh kết quả công ty và tâm lý thị trường nên có thể dựa vào chỉ số này để định giá doanh nghiệp

Nhược điểm của chỉ số P/E

  • P/E có thể âm khi công ty thua lỗ, hoạt động không hiệu quả nên nhà đầu tư không thể sử dụng được.
  • Chỉ số này có thể bị bóp méo và dễ biến động
  • P/E ảnh hưởng bởi EPS – một chỉ số được tính trên lợi nhuận của doanh nghiệp
  • Nhà đầu tư chỉ có thể so sánh với các doanh nghiệp tương đồng với nhau

6. Yếu tố ảnh hưởng đến P/E

  • Giá trị giao dịch của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán

Như công thức tính P/E ở trên thì giá của cổ phiếu là yếu tố tạo nên chỉ số này. Vì vậy sự thay đổi của P/E tỷ lệ thuận với sự biến động giá của thị trường chứng khoán.

  • Chính sách chi trả cổ tức của doanh nghiệp

Khi doanh nghiệp có chính sách chi trả cổ tức hấp dẫn như lãi suất cao, chu kỳ ngắn thì nhà đầu tư sẽ bị thu hút. P/E sẽ tăng khi nhà đầu tư bỏ ra số tiền cao hơn để mua cổ phiếu của doanh nghiệp.

  • Tiềm năng phát triển của doanh nghiệp

Khi doanh nghiệp có nhiều dự án mới, có đối tác uy tín thì nhà đầu tư cũng sẽ tin tưởng và sẵn sàng bỏ tiền đầu tư vào cổ phiếu của công ty làm P/E tăng.

  • Nợ phải trả của doanh nghiệp

Khi doanh nghiệp có nợ phải trả quá nhiều thì nhà đầu tư cũng sẽ đánh giá không cao về doanh nghiệp đó. Họ lo ngại rằng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giảm và không đầu tư dẫn tới P/E giảm.

Ngoài ra, chỉ số này còn bị chi phối bởi các chỉ số khác như giá vàng, lạm phát hay tỷ lệ thất nghiệp…

Vậy qua những thông tin trên bạn đọc đã có cái nhìn toàn cảnh về chỉ số P/E trong chứng khoán và ý nghĩa của chỉ số này. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về bài viết, hãy comment ngay bên dưới để chúng tôi kịp thời giải đáp nhé.

>>Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *