Chính Sách Tiền Tệ Là Gì? Mục Tiêu Của Chính Sách Tiền Tệ

Tài chính

Chính sách tiền tệ là gì? Mục tiêu của chính sách tiền tệ như thế nào? Mời các bạn cùng gentracofeed tìm hiểu về chính sách tiền tệ trong bài viết sau

>>>Tham khảo: Review Top 3 địa chỉ học kế toán tổng hợp tốt nhất Hà Nội TPHCM

1.Chính sách tiền tệ là gì

Chính sách tiền tệ là một chính sách kinh tế vĩ mô do Ngân hàng trung ương khởi thảo và thực thi, thông qua các công cụ, biện pháp của mình nhằm đạt các mục tiêu: ổn định giá trị đồng tiền, tạo công ăn việc làm, tăng trưởng kinh tế.

Chính sách tiền tệ là một trong những chính sách quan trọng nhất trong hệ thống các công cụ điều tiết vĩ mô. Nó có quan hệ mật thiết đối với các chính sách khác của Nhà nước như chính sách kinh tế đối ngoại, chính sách tài khóa, chính sách thu nhập…

Đối với ngân hàng Trung Ương thì mọi hoạt động của chính sách tiền tệ nhằm làm cho chính sách tiền tệ quốc gia thực hiện có hiệu quả

2.Mục tiêu của chính sách tiền tệ

chính sách tiền tệ là gì

Tăng trưởng kinh tế

Khi nền kinh tế tăng trưởng thì thu nhập của người lao động cũng tăng, đảm bảo chính sách xã hội. Vì vậy mà chính sách tiền tệ làm tăng trưởng kinh tế, giúp ổn định về chính trị, xã hội.

Để tăng trưởng kinh tế, ngân hàng trung ương sẽ cung cấp thêm một khối lượng tiền vào lưu thông. Khi tiền tăng thì lãi suất tín dụng sẽ giảm, từ đó kích thích đầu tư. Ngoài ra, khi khối lượng tiền tăng sẽ làm tổng cầu tăng, kích thích sản xuất.

Tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp

Chính sách tiền tệ cũng hướng vào mục tiêu tạo công ăn việc làm cho người dân, nhất là những quốc gia chưa phát triển. Mức tỷ lệ thất nghiệp sẽ tự nhiên mà không ở mức 0. Thông qua các tác động để mở rộng kinh tế, mở rộng đầu tư, công ăn việc làm cũng nhiều hơn. Để đạt được mục tiêu này thì cần đạt mức tăng trưởng ổn định.

Nếu chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương mở rộng sẽ tạo điều kiện mở rộng đầu tư, sản xuất, các doanh nghiệp cần nhiều lao động hơn. Từ đó công ăn việc làm cao và tỷ lệ thất nghiệp thấp và ngược lại.

Để có một tỷ lệ thất nghiệp giảm thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát gia tăng.

Kiểm soát lạm phát và ổn định giá cả

Mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ là kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền. Để đảm bảo cho cuộc sống và kinh tế lâu dài thì kiểm soát lạm phát là tiêu chí đầu tiên cần thực hiện.

Thông qua chính sách tiền tệ, ngân hàng có thể tác động trong kiểm soát lạm phát. Với chính sách tiền tệ mở rộng thì lượng tiền cung cấp trong kinh tế tăng, hàng hóa dịch vụ sẽ tăng dẫn đến lạm phát.

Ngược lại, với chính sách tiền tệ thắt chặt, lượng cung tiền trong nền kinh tế sẽ hạn chế. Từ đó giá cả hàng hóa và dịch vụ sẽ giảm xuống và tỷ lệ lạm phát sẽ giảm.

Giá trị đồng tiền ổn định được xem xét trên 2 mặt: Sức mua đối nội của đồng tiền (chỉ số giá cả hàng hoá và dịch vụ trong nước); và sức mua đối ngoại (tỷ giá của đồng tiền nước mình so với ngoại tệ). Giá trị đối nội và đối ngoại của đồng tiền có quan hệ mật thiết với nhau.

Muốn ổn định tiền tệ và phát triển kinh tế – xã hội thì nhà nước phải có biện pháp ổn định giá cả hàng hóa và dịch vụ trong nước; cũng như ổn định tỷ giá hối đoái.

Tuy vậy, chính sách tiền tệ hướng tới ổn định giá trị đồng tiền không phải là tỷ lệ lạm phát bằng 0. Như vậy nền kinh tế không thể phát triển được. Trong điều kiện nền kinh tế trì trệ thì kiểm soát lạm phát ở một tỷ lệ hợp lý sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế trở lại.

3. Công cụ của chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ gồm 6 công cụ chính như sau
+Công cụ tái cấp vốn
+Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc
+Công cụ nghiệp vụ thị trường mở
+Công cụ lãi suất tín dụng
+Công cụ hạn mức tín dụng
+Tỷ giá hối đoái

Qua bài viết trên bạn đọc đã hiểu được chính sách tiền tệ là gì và mục tiêu của chính sách tiền tệ như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc.

>>Xem thêm:

Cách Đọc Báo Cáo Tài Chính Cho Người Mới Bắt Đầu

Thanh Khoản Là Gì? Những Kiến Thức Cần Biết Về Tính Thanh Khoản

Lạm Phát Là Gì?

Cách Quản Lý Tài Chính Cá Nhân Hiệu Quả

Tài Chính Là Gì? Một Số Thuật Ngữ Tài Chính Cơ Bản

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *