Vốn lưu động là thước đo tài chính thể hiện các nguồn lực sẵn có của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn tiếp tục hoạt động bình thường thì phải có vốn lưu động, được luân chuyển thường xuyên và luân chuyển dưới nhiều hình thức khác nhau.
Cùng Gentracofeed tìm hiểu chi tiết về VỐN LƯU ĐỘNG qua những chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!
1. Vốn lưu động là gì?
Khái niệm vốn lưu động
Vốn lưu động là số tiền doanh nghiệp ứng trước để hình thành tài sản lưu động nhằm đảm bảo quá trình kinh doanh được hoạt động bình thường, liên tục. Vốn lưu động là một dạng tài sản ngắn hạn thể hiện khả năng thanh khoản và hoạt động của doanh nghiệp.
Ví dụ về vốn lưu động
Nguồn tiền được sử dụng để thanh toán tiền thuê văn phòng, điện nước, trả lương nhân viên, mua văn phòng phẩm, thanh toán cho nhà cung cấp…
Vòng quay vốn lưu động là gì?
Vòng quay vốn lưu động là một tỷ lệ được sử dụng để đánh giá xem một công ty có sử dụng vốn lưu động hiệu quả hay không, thể hiện mối quan hệ giữa các quỹ đầu tư được sử dụng trong công ty và thu nhập kinh doanh của công ty.
https://phantichtaichinh.com/khoa-hoc-tai-chinh-cho-nguoi-khong-chuyen/
2. Đặc điểm của vốn lưu động của doanh nghiệp
- Vốn lưu động thường quay vòng nhiều lần trong năm. Loại vốn này thường được vận động, chuyển hoá dưới nhiều hình thức khác nhau để hình thành nên chu chuyển và tuần hoàn của vốn.
- Vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị trong một lần và thu lại toàn bộ khi doanh nghiệp bán sản phẩm và thu tiền bán hàng.
- Chiếm tỷ trọng lớn trong vốn thương nghiệp.
- Vốn lưu động biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau trong một thời điểm nhất định.
- Nhu cầu về vốn này thường xuyên biến động lên xuống.
3. Vai trò của vốn lưu động
- Xác định hiện trạng của doanh nghiệp.
- Vốn lưu động là yêu cầu cơ bản của doanh nghiệp khi đầu tư sản xuất nguyên vật liệu.
- Vốn lưu động ảnh hưởng đến quy mô hoạt động. Khi phải huy động các khoản đầu tư lớn, vốn lưu động sẽ giúp nắm bắt cơ hội, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
- Vốn lưu động ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.
4. Các yếu tố ảnh hưởng tới vốn lưu động
Vốn lưu động bao gồm 3 bộ phận chính là tiền mặt, các khoản dự trữ và các khoản phải thu, 3 yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến vốn lưu động của một doanh nghiệp.
- Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng có quan hệ chặt chẽ với chứng khoán có tính thanh khoản cao vì chúng có thể được trao đổi dễ dàng với chi phí thấp.
- Quản lý hàng tồn kho cũng ảnh hưởng đến vốn lưu động.
- Việc dự trữ nhiều sẽ gây tốn kém và dẫn đến ứ đọng vốn, trong khi dự trữ quá ít sẽ khiến doanh nghiệp dễ bị mất thị trường và giảm lợi nhuận.
- Điều quan trọng là phải theo dõi và quản lý các khoản phải thu một cách thường xuyên, vì đây là nguồn bổ sung vốn lưu động chính.
5. Cách tính vốn lưu động/ Vòng quay vốn lưu động
Công thức tính vốn lưu động
Để tính vốn lưu động, chỉ cần sử dụng công thức sau:
Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
Trong đó:
- Tài sản ngắn hạn là tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt trong 1 năm
- Nợ ngắn hạn là khoản phải trả trong 1 năm
Công thức tính vốn lưu động ròng
Sử dụng công thức sau để tính vốn lưu động ròng:
Vốn lưu động ròng = Nguồn vốn thường xuyên – (Tài sản cố định + Tài sản dài hạn)
Hoặc:
Vốn lưu động ròng = Tài sản lưu động và đầu tư dài hạn – Nợ ngắn hạn
Xem chi tiết: Vốn Lưu Động Ròng Là Gì? Phân Tích Vốn Lưu Động Ròng
Vốn lưu động bao nhiêu là tốt?
Xác định vốn lưu động bao nhiêu là tốt, sử dụng công thức:
Tỷ lệ vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn
- Nếu tỷ lệ < 1: Tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn, công ty không có khả năng trả nợ và có khả năng phá sản.
- Nếu 1 < Tỷ lệ < 2: Tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn. chứng tỏ tình hình tài chính của công ty tốt hơn.
- Nếu tỷ lệ > 2: Tài sản lưu động cao hơn gấp đôi nợ phải trả, cho thấy công ty có dòng tiền lành mạnh, lợi thế cạnh tranh và ít nợ.
6. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
- Tốc độ vòng quay vốn lưu động: Tức là rút ngắn thời gian quay vòng của dự trữ sản xuất và lưu thông, từ đó giảm thiểu chiếm dụng lao động và tiết kiệm sức lao động trong lưu thông.
- Mức tiết kiệm khi tăng tốc độ vòng quay vốn lưu động: Nếu một công ty có thể cải thiện tốc độ luân chuyển vốn lưu động của mình, nó sẽ tiết kiệm được vốn tuyệt đối hoặc tương đối vốn lưu động được sử dụng.
- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Vòng quay của vốn lưu động càng nhanh chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động càng hiệu quả và ngược lại.
7. Phân biệt vốn cố định và vốn lưu động
- Vốn cố định là giá trị của tài sản cố định. Các loại tài sản này là những tài sản có giá trị rất lớn, có thời gian sử dụng trải dài qua nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.
- Vốn cố định chuyển hóa dần giá trị của nó thành giá trị sản phẩm thông qua khấu hao, còn vốn lưu động chuyển hóa toàn bộ giá trị thành giá trị sản phẩm theo chu kỳ sản xuất và hoạt động.
- Vốn lưu động thể hiện trên tài sản lưu động, vốn cố định thể hiện trên tài sản cố định.
8. Phân biệt vốn điều lệ và vốn lưu động
– Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu công ty và các thành viên đầu tư và là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đăng ký mua khi công ty cổ phần được thành lập.
Vốn điều lệ có thể là tài sản tiền Việt Nam, vàng, quyền sử dụng đất, ngoại tệ tự do chuyển đổi, quyền sở hữu trí tuệ, tài liệu công nghệ, tài sản có giá trị, v.v.
Khái niệm vốn điều lệ là chỉ các quyền và nghĩa vụ mà mỗi thành viên được hưởng theo tỷ lệ vốn góp quy định trong điều lệ.
Xem thêm: Vốn điều lệ là gì?
– Khái niệm vốn lưu động chỉ tồn tại trong kế toán và quản trị doanh nghiệp. Đồng thời, vốn lưu động thuận lợi hơn cho công tác kế toán và quản trị doanh nghiệp. Đây là số tiền dự kiến sẽ được sử dụng cho vốn lưu động, mua tài sản lưu động, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ trong một kỳ kinh doanh.
Khi mới thành lập, tất cả các quỹ hoạt động được hình thành từ vốn điều lệ, sau một thời gian hoạt động, có nhiều nguồn quỹ hoạt động: Vốn ban đầu, các khoản nợ và lợi nhuận giữ lại. Đồng thời, vốn điều lệ không thay đổi trừ trường hợp có quyết định thay đổi điều lệ.
Mọi doanh nghiệp hoạt động đều cần có nguồn vốn lưu động để đảm bảo tính liên tục, đều đặn trong quá trình sản xuất. Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị của nó vào lưu thông và hoàn trả toàn bộ giá trị của nó từ lưu thông một lần sau một chu kỳ kinh doanh.
Xem thêm:
- ROE Là Gì? Cách Tính ROE – Cách Phân Tích
- Cách Tính Vòng Quay Hàng Tồn Kho (Inventory Turnover)
- Cách Phân Tích Báo Cáo Tài Chính – Các Chỉ Tiêu Cần Nắm
- Lợi Nhuận Gộp Là Gì? Công Thức Và Cách Tính Lợi Nhuận Gộp
- Review Khóa Học Phân Tích Tài Chính Online Ở Đâu Tốt Nhất
Trên đây là toàn bộ những kiến thức về Vốn lưu động là gì? Cách tính cũng như ý nghĩa của vòng quay vốn lưu động. Mong rằng những chia sẻ của Gentracofeed trong bài viết hữu ích với bạn đọc!