Cách Đọc Các Chỉ Số Tài Chính Và Ý Nghĩa

Tài chính

Các chỉ số tài chính bao gồm những chỉ số nào? Cách đọc các chỉ số tài chính như thế nào? Chỉ số tài chính có ý nghĩa gì? Mời bạn đọc cùng Gentracofeed tìm hiểu về các chỉ số tài chính trong bài viết dưới đây.

>>>Tham khảo: Học Tài Chính Cho Người Không Chuyên Ở Đâu Tốt?

Chỉ số tài chính là gì

Chỉ số tài chính là tỷ lệ được tính bằng cách chia số liệu tài chính cho một số liệu khác. Chỉ số tài chính sử dụng cho mục đích so sánh. Dựa vào đây mà doanh nghiệp biết được tình hình tài chính của doanh nghiệp. 

Chỉ số tài chính thường dễ sử dụng và tính toán. Từ chỉ số tài chính mà các nhà quản trị có thể đưa ra nhận xét và phương án kinh doanh trong tương lai của công ty. 

Các chỉ số tài chính có ý nghĩa rất quan trọng trong đầu tư chứng khoán bởi từ chỉ số này nhà đầu tư sẽ đánh giá được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa, các chỉ số còn giúp đánh giá doanh nghiệp đang suy giảm hay tăng trưởng.

Các chỉ số tài chính và ý nghĩa

chỉ số tài chính

Có 10 chỉ số tài chính quan trọng trong báo cáo tài chính như sau

  • Chỉ số thanh toán hiện hành

Chỉ số thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động/ Nợ ngắn hạn

Chỉ số thanh toán hiện hành là chỉ số đo khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Chỉ số này không nên quá thấp hoặc quá cao mà chỉ ở mức dao động từ 2-3. Nếu chỉ số thanh toán hiện hành thấp có nghĩa doanh nghiệp đang gặp khó khăn khi thực hiện nghĩa vụ tài chính. Nếu chỉ số này quá cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp không cao bởi tài sản của công ty chủ yếu là tài sản lưu động.

  • Chỉ số thanh toán nhanh 

Chỉ số thanh toán nhanh = (Tiền + Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn) / Nợ ngắn hạn

Chỉ số thanh toán nhanh có mức thanh khoản cao hơn chỉ số thanh toán hiện hành bởi những tài sản có tính thanh khoản cao mới được đưa vào để tính toán. Trong chỉ số thanh toán nhanh thì hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn sẽ không được tính bởi tính thanh khoản của chúng thấp.

  • Chỉ số tiền mặt

Chỉ số tiền mặt = (Tiền mặt + Chứng khoán khả mại)/ Nợ ngắn hạn

Chỉ số này cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu tiền mặt và chứng khoán khả mại sử dụng để trả nợ ngắn hạn.

  • Chỉ số dòng tiền từ hoạt động 

Chỉ số dòng tiền hoạt động = Dòng tiền hoạt động/ Nợ ngắn hạn

Chỉ số thanh toán nhanh và chỉ số thanh toán hiện hành sẽ không chính xác nếu các khoản phải thu ít và giới hạn vòng quay hàng tồn kho. Lúc này, chỉ số dòng tiền sẽ là chỉ dẫn tốt hơn trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn với tiền mặt có được từ hoạt động.

  • Chỉ số vòng quay các khoản phải thu 

Vòng quay các khoản phải thu = Doanh số thuần hàng năm/ Các khoản phải thu trung bình

Các khoản phải thu trung bình = (Các khoản phải thu còn lại trong báo cáo của năm trước và các khoản phải thu năm nay)/2

Chỉ số vòng quay các khoản phải thu cho thấy chính sách tín dụng mà doanh nghiệp áp dụng đối với bạn hàng có hiệu quả hay không. Chỉ số này càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp càng được khách hàng trả nợ nhanh. Tuy nhiên, nếu so với các doanh nghiệp khác cùng ngành mà chỉ số này cao thì chứng tỏ doanh nghiệp bị mất khách hàng vì họ chuyển sang tiêu thụ sản phẩm của đối thủ cạnh tranh có thời gian tín dụng dài hơn. Điều này cho thấy doanh nghiệp rất có thể bị giảm doanh số. Nếu chỉ số này giảm qua từng năm thì có thể doanh nghiệp đang gặp khó khăn với việc thu nợ từ khách hàng và đó là dấu hiệu cho thấy doanh số vượt quá mức.

  • Chỉ số số ngày bình quân vòng quay khoản phải thu

Số ngày bình quân vòng quay khoản phải thu = 365 / Vòng quay các khoản phải thu

Chỉ số số ngày bình quân vòng quay khoản phải thu thể hiện số ngày trung bình doanh nghiệp thu hồi được tiền từ khách hàng.

  • Chỉ số vòng quay hàng tồn kho

Vòng quay hàng tồn kho = giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho trung bình

Hàng tồn kho trung bình = (Hàng tồn kho trong báo cáo năm trước + hàng tồn kho năm nay)/2

Chỉ số vòng quay hàng tồn kho cho thấy khả năng quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp như thế nào. Nếu chỉ số này càng cao thì doanh nghiệp không bị tồn kho và bán hàng nhanh. Tuy nhiên, chỉ số vòng quay hàng tồn kho quá cao cho thấy lượng hàng dự trữ trong kho ít, khi nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì doanh nghiệp sẽ bị mất khách và bị đối thủ giành thị phần. Hơn nữa khi nguyên vật liệu đầu vào không đủ cho khâu sản xuất thì dây chuyền sản xuất sẽ bị ngừng trệ. Vì vậy chỉ số vòng quay hàng tồn kho phải đủ lớn mới bảo đảm mức độ sản xuất.

  • Chỉ số ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho

Số ngày trung bình hàng tồn kho = 365 / Vòng quay hàng tồn kho

Chỉ số này phụ thuộc vào chỉ số vòng quay hàng tồn kho và phản ánh số ngày trung bình của vòng quay hàng tồn kho.

  • Chỉ số vòng quay các khoản phải trả

Vòng quay các khoản phải trả = Doanh số mua hàng thường niên/ Phải trả bình quân

Trong đó:

Doanh số mua hàng thường niên = Giá vốn hàng bán+hàng tồn kho cuối kỳ – Hàng tồn kho đầu kỳ

Phải trả bình quân = (Phải trả trong báo cáo năm trước + phải trả năm nay)/2

Chỉ số vòng quay các khoản phải trả sẽ cho thấy doanh nghiệp sử dụng chính sách tín dụng của nhà cung cấp như thế nào. Nếu chỉ số này quá thấp thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của công ty.

  • Chỉ số số ngày bình quân vòng quay các khoản phải trả

Số ngày bình quân vòng quay các khoản phải trả = 365/ Vòng quay các khoản phải trả.

Phụ thuộc vào chỉ số vòng quay các khoản phải trả và phản ánh số ngày.

Như vậy, bạn đọc đã biết cách đọc các chỉ số tài chính và ý nghĩa của chúng. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn đọc trong việc đọc chỉ số tài chính doanh nghiệp và đánh giá tài chính của doanh nghiệp đó.

>>>Xem thêm:

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *