Nghiệp vụ ngân hàng

Nghiệp Vụ Ngân Hàng Là Gì? Nghiệp Vụ Ngân Hàng Bao Gồm Những Gì?

Tài chính Tín dụng

Nghiệp vụ ngân hàng là một trong những kiến thức quan trọng, cần thiết mà mỗi nhân viên trong ngân hàng cần phải biết. Vậy nghiệp vụ ngân hàng là gì? Nghiệp vụ ngân hàng bao gồm những gì sẽ được Gentracofeed giải đáp ở bài viết dưới đây.

I. Nghiệp Vụ Ngân Hàng Là Gì?

Nghiệp vụ ngân hàng là những kỹ năng có liên quan tới trình độ chuyên môn nhằm thực hiện những công việc liên quan tới hoạt động của ngân hàng.

Đối với những nhân viên trong ngân hàng, nghiệp vụ ngân hàng là điều quan trọng mà các nhân sự cần phải có. Nghiệp vụ này xoay quanh các hoạt động như là kinh doanh, giao dịch, tài chính, đầu tư tiền tệ, chi phí,… của ngân hàng.

»»» Review Khóa Học Kế Toán Tổng Hợp Online Tốt Nhất

II. Nghiệp Vụ Ngân Hàng Bao Gồm Những Gì?

1. Nghiệp vụ tài sản nợ, huy động nguồn vốn

Đây là nghiệp vụ khá phổ biến trong hoạt động của ngân hàng thương mại. Nghiệp vụ này được phản ánh thông qua nguồn vốn. Được trình bày chi tiết thông qua nguồn vốn ngân hàng. Nguồn vốn sẽ gồm vốn tự có và nguồn vốn được coi là tự có.

Vốn tự có: gồm có vốn điều lệ của ngân hàng hoặc là nguồn vốn thuộc sự sở hữu của ngân hàng, có từ khi ngân hàng được hình thành, thành lập. Nguồn vốn điều lệ được ngân hàng dùng để mua thiết bị, tài sản và trong một số hoạt động khác. Bên cạnh đó, vốn tự có sẽ có thêm nguồn quỹ dự trữ, là nguồn vốn có được từ hoạt động phát sinh lợi nhuận ròng hàng tháng của ngân hàng.

Vốn được coi là tự có: đó là khoản vốn nhàn rỗi tạm thời của ngân hàng và được dùng nhằm chi tiêu cho những khoản mục tạm thời.

2. Nghiệp vụ nhận tiền gửi

Đây là nghiệp vụ cơ bản trong hoạt động của ngân hàng thương mại.

Ngân hàng nhận được những khoản tiền gửi của khách hàng dưới nhiều hình thức như tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và những hình thức khác.

Ngân hàng nhận được tiền gửi của các cá nhân, của tổ chức và của các doanh nghiệp.

Ngân hàng phải hoàn trả tiền gốc và lãi cho khách hàng khi đến kỳ hạn hoặc khi khách hàng có nhu cầu sẽ tới ngân hàng để rút tiền.

3. Nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng

Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều có nguồn vốn huy động, nguồn vốn huy động này được sử dụng nhằm mục đích cho vay để làm tăng lợi nhuận.

Nghiệp vụ cho vay của ngân hàng thương mại là nghiệp vụ đặc trưng nhất. Nó tạo ra hình thức tín dụng của ngân hàng và ngân hàng sẽ thực hiện phân phối có trọng điểm về nguồn vốn đã hình thành từ nghiệp vụ huy động, điều tiết vốn ở nơi thừa đến nơi thiếu, hay là bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đối với ngân hàng, nghiệp vụ này là nghiệp vụ quan trọng nhất sử dụng phần lớn nguồn vốn và tạo ra được thu nhập chủ yếu.

Các nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng sẽ liên quan đến tính chất, hình thức của khoản vay và được chia như sau:

– Dựa theo mục đích:

  • Cho vay công nghiệp, thương mại: những khoản vay ngắn hạn, bổ sung nguồn vốn cho các doanh nghiệp đang hoạt động ở trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ hoặc là công nghiệp
  • Cho vay nông nghiệp
  • Cho vay có liên quan tới bất động sản
  • Cho vay thuê mua và các loại khác

– Dựa theo thời điểm:

  • Cho vay ngắn hạn: có thời hạn dưới 12 tháng, thường được cho vay nhằm mục đích hỗ trợ sự thiếu hụt vốn lưu động cho doanh nghiệp.
  • Cho vay trung hạn: có thời hạn từ 1 đến 3 năm, thường được sử dụng nhằm mục đích để đầu tư, mua sắm các loại tài sản cố định.
  • Cho vay dài hạn: có thời hạn tối thiểu là 3 năm, cho vay nhằm mục đích để xây nhà, đầu tư lớn.

– Dựa theo hình thái giá trị:

  • Cho vay bằng tiền: Là loại chi vay mà hình thái cho vay bằng tiền mặt.
  • Cho vay bằng tài sản: Cho vay bằng hình thái là tài sản cố định, khá phổ biến và đa dạng

– Dựa theo mức độ uy tín của người vay:

  • Cho vay thế chấp: Là hình thức mà khách hàng phải cầm cố tài sản, nhà cửa,… có giá trị để nhận được khoản vay.
  • Cho vay tín chấp: Vay căn cứ vào mức độ uy tín của cá nhân, thủ tục thực hiện khá đơn giản.

– Dựa theo phương pháp hoàn trả:

  • Cho vay trả góp: là loại vay mà khách hàng phải vốn lẫn lãi theo thời hạn, khách hàng được lựa chọn thời hạn trả góp khoản vay.
  • Cho vay trả một lần: Khách hàng hoàn trả gốc và lãi suất vào cuối thời gian vay.

4. Nghiệp vụ đầu tư

Bên cạnh các nghiệp vụ trên, ngân hàng cũng thực hiện đầu tư như là mua bán chứng khoán. Nghiệp vụ ngân hàng có liên quan tới đầu tư sẽ giúp cho bạn có thể hiểu và giúp ngân hàng thu lợi nhuận từ những hoạt động đầu tư.

Nghiệp vụ ngân hàng là gì

»»» Học Kế Toán Ở Đâu Tốt Nhất Hà Nội

5. Nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại

Nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại của ngân hàng là nghiệp vụ liên quan đến những hoạt động về mua bán ngoại tệ, huy động các nguồn vốn ngoại tệ nhằm giúp cho ngân hàng có thể đầu tư và cho vay thu lợi nhuận về.

6. Một số hoạt động dịch vụ khác của ngân hàng

– Dịch vụ chuyển tiền: Ngân hàng thực hiện chuyển tiền theo sự uỷ nhiệm của khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu chi dùng của họ.

– Dịch vụ thu chi hộ tiền hàng: căn cứ vào các lệnh uỷ nhiệm thu hoặc uỷ nhiệm chi, ngân hàng sẽ thực hiện trích tiền ở tài khoản tiền gửi của khách hàng để chuyển trả tiền hàng hoá, dịch vụ đã nhận hoặc tiến hành việc thu hộ tiền hàng khi nhận chứng từ nhờ thu của khách hàng.

– Nghiệp vụ uỷ thác: Là nghiệp vụ mà ngân hàng tiến hành dựa theo sự uỷ thác của khách hàng về vấn đề quản lý tài sản, giấy tờ có giá, bảo quản về chứng khoán, vàng bạc, chuyển giao tài sản thừa kế… để được hưởng hoa hồng.

– Mua bán hộ: ngân hàng dựa theo sự uỷ nhiệm của khách hàng thực hiện nghiệp vụ phát hành hộ trái phiếu hay là chứng khoán cho những công ty. Ngân hàng cũng có thể tham gia mua bán chứng khoán trên thị trường dựa theo sự ủy quyền khách hàng.

Bài viết trên đây chia sẻ những thông tin có liên quan đến nghiệp vụ ngân hàng, những nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng.

Xem thêm:

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *